Hà Nội

Các đường lây truyền bệnh viêm gan A

30-05-2017 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh viêm gan siêu vi A là bệnh viêm gan do virus HAV gây ra. Không giống như các bệnh viêm gan siêu vi B, C lây bệnh qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Đây là một trong các bệnh về gan truyền nhiễm từ người lành sang người bệnh qua đường ăn uống, tiếp xúc với phân có chứa virus của người bị bệnh dù là rất nhỏ.

Viêm gan siêu vi A là một bệnh lây cấp tính thường gặp trên toàn thế giới. Nhất là ở những thành phố lớn nơi đông dân cư,  các trại lính chật chội… Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.  Bệnh không gây Viêm gan mạn tính. Trên thế giới hàng năm ước tính có 1,5 triệu trường hợp Viêm gan siêu vi A chủ yếu gặp ở châu Á, châu Phi và Đông Âu

Bệnh viêm gan siêu vi A do virus HAV gây ra

Viêm gan A lây trực tiếp qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus

Viêm gan A lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus. Virus HAV được đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh (kéo dài hàng tuần, cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho viêm gan A. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là những đối tượng có nguy cơ cao. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay.

Viêm gan A lây trực tiếp qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus

Các đường lây truyền viêm gan A có thể bao gồm cả lây qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.
Nguồn bệnh có thể liên quan đến nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bẩn nhất là do ăn phải các loại sò, trai, ốc, hến …chưa được nấu chín hoặc ăn các thực phẩm khác như rau sống không được rửa sạch.

Các dụng cụ cá nhân, quần áo của người bệnh cũng có thể là nguồn lây nhưng ít quan trọng. Bệnh lưu hành chủ yếu ở những vùng kém vệ sinh, kinh tế khó khăn và tỉ lệ phát triển dân số cao.

Điều trị và phòng ngừa

Hầu hết các trường hợp viêm gan A cấp tính thường diễn biến nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu là nằm nghỉ, không nên tiếp tục học tập và lao động trong thời gian mắc bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để khám, xét nghiệm để xác định thể bệnh. Đa số các bệnh nhân cần điều trị nội trú tại bệnh viện.

Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt, ăn những thức dễ tiêu hóa, không nên dùng nhiều mỡ, đường... tránh cho gan phải làm việc mệt nhọc.

Trước đây khi chưa có văcxin đặc hiệu, người ta sử dụng liệu pháp tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch-Ig, song hiệu quả thấp và thời gian miễn dịch ngắn (khoảng 1 tuần). Cách ly người bệnh, ăn uống vệ sinh cũng là biện pháp phòng bệnh nhưng không thật sự đặc hiệu, không ngừa được đại dịch xảy ra

Hiện nay, văcxin viêm gan A (là virus sống bất hoạt, giảm độc lực) đã được sử dụng trên toàn thế giới và Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao


Ý kiến của bạn