Hà Nội

Các dòng họ ở đồng bào vùng cao đi đầu đấu tranh xóa bỏ hủ tục ảnh hưởng tới sức khỏe

30-09-2023 13:27 | Xã hội
google news

GĐXH – Với uy tín của mình, những dòng họ lớn ở đồng bào vùng cao này đã và đang đi đầu trong việc đẩy lùi hủ tục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Cả dòng họ cùng xóa bỏ hủ tục

Ở xã Pả Vỉ, Mèo Vạc, Hà Giang có nhiều dòng họ lớn là những người dân tộc thiểu số. Thực hiện Chỉ thị 09 của BTV Tỉnh ủy và Nghị quyết 27 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, nhiều dòng họ đã chú trọng. Dòng họ Vàng, thôn Pả Vi Thượng có thể nói là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh bỏ hủ tục ảnh hưởng tới sức khỏe, mất an toàn thực phẩm.

Trưởng dòng họ Vàng là ông Vàng Phái Tủa chia sẻ, thời gian qua các thành viên của họ thường xuyên tuyên truyền đến từng hộ về thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn. Qua đó, cả 18 hộ gia đình trong dòng họ đều thực hiện xóa bỏ cái xấu, gìn giữ điều tốt, phát huy nét đẹp văn hóa trong đời sống của dân tộc Mông: Không bắn súng để thông báo có người chết; người đã chết sẽ được đưa vào quan tài, trong thời gian khoảng 24 giờ sẽ được mang chôn ở nghĩa địa tập trung.

Trong đám tang không giết mổ nhiều gia súc, gia cầm và ăn uống nhiều ngày gây lãng phí tiền của, nhân lực. Gia súc, gia cầm di chuyển xa ra nhà ở, đảm bảo an toàn vệ sinh khu dân cư. Các thành viên trong dòng họ tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp về trang phục, văn hóa, ẩm thực... Bên cạnh đó, nhiều gia đình đã đẩy mạnh phát triển cải tạo vườn, đồi tạp từ trồng cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây cây phù hợp, thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm. Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm…

Các dòng họ ở đồng bào vùng cao đi đầu đấu tranh xóa bỏ hủ tục ảnh hưởng tới sức khỏe, mất an toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Mô hình Dòng họ Vàng thực hiện xóa bỏ tập tục lạc hậu. Ảnh Báo HG

Theo lãnh đạo xã Pả Vi, trước đây, mỗi khi trong làng có đám tang, đám cưới, gần như kéo dài cả tuần, ăn uống rất linh đình. Chuyện giết và làm thịt tới mấy chục con trâu con bò trong một đám hiếu, đám hỉ là hết sức bình thường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước kia. Không chỉ lãng phí về kinh tế mà tình trạng thịt bị ôi thiu, dẫn đến ngộ độc tập thể là điều khó tránh khỏi.

Việc xóa bỏ hủ tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc khó khăn, phức tạp, cần huy động nhiều lực lượng tham gia, không chỉ có những người uy tín, chức sắc tôn giáo mà còn các dòng họ. "Mưa dầm thấm lâu", các hủ tục đã dần được xóa bỏ. Người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác; đồng thời, chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn... Thời gian tới, tiếp tục đưa các nội dung xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh vào các buổi sinh hoạt thôn, các hội, đoàn thể, họp dòng họ.

Thực hiện "5 có, 5 không"

Những năm qua, dòng họ Giàng ở bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cũng đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kĩ thuật trong canh tác để tránh dùng các thuốc bảo vệ thực vật…; thay đổi nhiều hủ tục lạc hậu, gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng bản làng ngày càng phát triển.

Trước đây, dòng họ Giàng cũng như nhiều dòng họ khác luôn duy trì sản xuất theo lối tự cung tự cấp, hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức như ma chay, cưới hỏi kéo dài nhiều ngày gây tốn kém và mất an toàn vệ sinh thực phẩm khi tụ tập đông.

Thực hiện cam kết "5 có, 5 không", dòng họ Giàng đã có nhiều thay đổi. Để thay đổi các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, các tổ chức đoàn thể, trưởng họ, người có uy tín đã tuyên truyền, vận động bà con từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, đến các gia đình giải thích cho bà con hiểu… không những vẫn giữ gìn được bản sắc của dân tộc, mà còn hạn chế được nhiều tập tục lạc hậu, đời sống được nâng lên.

Sản vật nổi tiếng nơi đây là mận, ý thức được vấn đề an toàn thực phẩm, người dân khi trồng không bón phân hóa học như trồng ngô mà bón phân chuồng, lại còn biết cắt tỉa cành chứ không phải cành nào cũng để. Nhờ đó mà quả mận rất to và đẹp, không có dư lượng hóa chất...

Với những những thay đổi tích cực, dòng họ Giàng nhiều năm liền được UBND xã Vân Hồ tặng Giấy khen. Quan trọng hơn cả là họ đã chung tay đẩy lùi những hủ tục, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, nâng cao đời sống và góp phần xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.

Gắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trườngGắn kết các tôn giáo cùng đẩy mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

SKĐS - Ngoài việc nâng cao ý thức cho người dân, các cơ sở tôn giáo chung tay tuyên truyền đã góp phần giúp Hà Nội đẩy mạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, kịp thời phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn, các cơ sở còn tồn tại các vi phạm, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình chế biến.


Gia Minh th
Ý kiến của bạn