Hà Nội

Các dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt, cần bổ sung cho cơ thể

21-08-2022 11:15 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Hầu hết mọi người sẽ nhận đủ lượng sắt cần thiết hằng ngày thông qua một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Nếu thiếu sắt, các triệu chứng có thể bắt đầu biểu hiện trên lâm sàng… cần lưu ý.

Thiếu máu do thiếu sắt, những điều cần biếtThiếu máu do thiếu sắt, những điều cần biết

SKĐS - Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt, là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt, cụ thể hơn là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Cơ thể cần sắt để tạo ra hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô khắp cơ thể. Nếu không có đủ lượng sắt, các tế bào hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể một cách hiệu quả.

Nguồn sắt có thể cung cấp thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ sắt, có thể sẽ gây thiếu sắt và gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Các dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt, cần bổ sung cho cơ thể - Ảnh 2.

Rất mệt mỏi là một triệu chứng của thiếu sắt.

1. Dấu hiệu khi thiếu sắt

Ban đầu, bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể nhẹ, khó nhận biết, nhưng khi cơ thể ngày càng thiếu sắt và tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ biểu hiện ngày càng gia tăng.

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Rất mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tay chân lạnh
  • Viêm hoặc đau lưỡi
  • Móng tay dễ gãy
  • Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá, chất bẩn hoặc tinh bột
  • Kém ăn, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt.

Nếu gặp hoặc phát triển các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy thiếu máu do thiếu sắt cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì thiếu máu do thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc điều trị.

Nguồn giàu chất sắt nhất trong chế độ ăn uống bao gồm thịt và hải sản và vì lý do này, một số người ăn chay trường có thể bị thiếu sắt…

2. Những trường hợp cần bổ sung sắt

Nếu không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống, cần bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Những trường hợp cần bổ sung sắt:

  • Người ăn chay trường.
  • Mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu trong, nó có thể làm giảm đáng kể lượng sắt trong cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai cũng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì cơ thể cần gấp đôi lượng sắt để hỗ trợ sự phát triển bình thường của em bé.
  • Chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ sắt…

Để tăng cường sự hấp thu sắt của cơ thể, có thể dùng nước cam quýt hoặc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C khác cùng lúc với các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao hoặc khi uống viên sắt.

Lưu ý, khi bổ sung sắt không nên uống quá liều vì có thể gây hại. Nạp quá nhiều sắt vào cơ thể có thể nguy hiểm vì sự tích tụ sắt dư thừa có thể làm hỏng gan và gây ra các biến chứng khác.

3. Nhu cầu sắt khuyến nghị hằng ngày cho người Việt Nam (Theo Bộ Y tế)

Nhóm tuổi

Sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

5%1

10%2

15%3

Trẻ nhỏ

0-6 tháng

0,93

6-11 tháng

18,6

12,4

9,3

Trẻ em

1-3 tuổi

11,6

7,7

5,8

4-6 tuổi

12,6

8,4

6,3

7-9 tuổi

17,8

11,9

8,9

Nam vị thành niên

10-14 tuổi

29,2

19,5

14,6

15-18 tuổi

37,6

25,1

18,8

Nữ vị thành niên

10-14 tuổi

28,0

18,7

14,0

15-18 tuổi

65,4

43,6

32,7

Người trưởng thành

Nam ≥ 19 tuổi

27,4

18,3

13,7

Nữ ≥ 19 tuổi

58,8

39,2

29,4

Trung niên trên 50 tuổi

Nam

Nữ

22,6

15,1

11,3

Phụ nữ có thai

+30,04

+20,04

+15,04

Ghi chú:

1 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): Chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt, cá <30g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.

2 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt, cá từ 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.

3 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt, cá từ > 90g/ngày hoặc vitamin C từ > 75 mg/ngày.

4 Phụ nữ có thai được khuyến nghị bổ sung viên sắt trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thiếu máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.

Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ýBổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý

SKĐS - Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.

Mời độc giả xem thêm video:

Cách nào để giảm cân| SKĐS


DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn