Số lượng các cơ sở khám chữa bệnh triển khai bệnh án điện tử theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT năm 2022 còn hạn chế, toàn quốc có 37 cơ sở. Thêm vào đó, số lượng cơ sở khám, chữa bệnh triển khai y tế từ xa đang ngày càng phổ biến nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, địa phương chưa thực sự đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào chuyển đổi số y tế, nguồn tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng chuyển đổi số còn yếu.
Hệ thống y tế tư nhân là "điểm sáng" trong chuyển đổi số
Sau giai đoạn đại dịch Covid 19, ngành y tế đã có một bước chuyển mình, thay đổi toàn bộ thói quen và hành vi người dùng trong việc chăm sóc sức khỏe. Dưới sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các doanh nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã ứng dụng thành công công nghệ vào công tác phòng chống bệnh như: Khai báo y tế trực tuyến, quản lý ca bệnh, quản lý điều trị bệnh,…
Điểm sáng là các CSYT trong cả nước đã nỗ lực ưu tiên nguồn lực để triển khai chuyển đổi số. Đặc biệt là hệ thống các bệnh viện, phòng khám tư nhân có cơ sở hạ tầng hiện đại nên thuận lợi hơn trong việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Đến nay, việc chuyển đổi số trong ngành y tế đã đạt được những kết quả tích cực: Thay đổi nhận thức người bệnh, phát triển nền tảng số, an ninh mạng, an toàn.
Chính những điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng đặt lịch khám, đặt mua thuốc online, tư vấn bệnh từ xa,…Đồng thời còn mang lại lợi ích to lớn, toàn diện và ý nghĩa cho ngành y tế trong giai đoạn chuyển đổi số mang lại nền tảng khám chữa bệnh chất lượng và uy tín hơn đến toàn dân.
Hoà cùng những chuyển biến tích cực đó, các hoạt động giao lưu, tìm hiểu về Chuyển đổi số y tế đang ngày càng được chú trọng. Ngày 7/11/2023, tại Hà Nội, chuỗi các hoạt động trong sự kiện "Trải nghiệm giải pháp y tế số", được Hội Tin học Y tế Việt Nam & Công ty CP Công nghệ ISOFH đồng hành tổ chức với sự tham gia của nhiều khách mời sẽ đặc biệt đến từ các bệnh viện công lập, các bệnh viện thuộc Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân Việt Nam, Chuyên gia trong lĩnh vực y tế trên cả nước có dịp tham quan các sản phẩm công nghệ của ISOFH ứng dụng thành công tại CSYT điển hình như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS. Đồng thời, trong chuỗi các hoạt động, các vị khách quý còn được trải nghiệm thực tế các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong các CSYT được ISOFH nghiên cứu phát triển bao gồm (HIS-SAKURA, EMR, IVIE PLUS, IVIE – Bác sĩ ơi, IRIS, IVIRSE, ISORA-ISOFH) và Tọa đàm "Tham luận từ các chuyên gia về giải pháp y tế số" sẽ được diễn ra tại Grand Mercure Hanoi.
Sự kiện lần này giúp mỗi bên hiểu rõ hơn về các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Y tế tại Việt Nam. Việc hợp tác hai bên sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.
Sản phẩm công nghệ số cho ngành y tế
Mang theo mình sứ mệnh tư vấn, định hướng, cung cấp các giải pháp công nghệ số cho ngành y tế nhằm tối ưu các quy trình quản lý thông tin và tổ chức dữ liệu y tế giúp các CSYT hoạch định rõ ràng, thực hiện thông suốt, quản trị hiệu quả, ra quyết định chính xác. ISOFH sở hữu các sản phẩm phục vụ các CSYT bao gồm: EMR - Hệ thống bệnh án điện tử; HIS – Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện; IRIS – Hệ thống quản lý nhà thuốc thông minh; IVIE PLUS – Giải pháp chuyển đổi số cho các CSYT; IVIE - Bác sĩ ơi – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe chủ động…
Công ty cổ phần công nghệ ISOFH đã nhận rất nhiều giải thưởng lớn phải kể đến như: 6 năm đạt Sao khuê (2017 - 2023), giải Y tế thông minh (2018-2019), giải thành phố thông minh (2021-2022), Top 10 ITC 2023,...
Tính đến năm 2023, ISOFH đã triển khai chuyển đổi số thành công cho rất nhiều các phòng khám, bệnh viện trên cả nước. Điển hình là 5 bệnh viện, phòng khám triển khai Bệnh án điện tử thành công được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Y tế như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS Tân Mai, Bệnh viện Quân Y 110, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
ISOFH đề cao những chuyển mình, đột phá mạnh mẽ để không chỉ nâng cao chất lượng đời sống của người dân Việt Nam, mà còn nâng tầm vị thế của đất nước trong bối cảnh phát triển công nghệ hóa toàn cầu.