Hà Nội

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến nghiện game

09-04-2024 17:50 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.

Nghiện game: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trịNghiện game: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

SKĐS - Game online là trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Nghiện game online đang dần trở thành một căn bệnh mà xã hội chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.

Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo.

1. Đông y có chữa được nghiện game không?

Nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Vì vậy Đông y không thể chữa được.

2. Cách xử trí khi nghiện game

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). WHO phân loại người chơi game quá mức là đối tượng có vấn đề tâm thần. Đó là những người ưu tiên chơi game hơn các hoạt động, sở thích khác trong cuộc sống và đã kéo dài tình trạng này quá 1 năm.

Nghiện game không khó để phòng tránh, nhưng khi trẻ đã rơi vào ‘vòng xoáy’ game online thì rất khó để giáo dục tâm lý và hành vi. Nếu không được can thiệp kịp thời, nghiện game sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Chính vì vậy, cha mẹ nên có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời trong trường hợp trẻ bị phụ thuộc vào game online.

Khi thấy con em mình hay người thân có các dấu hiệu của nghiện game online nêu trên, nên đưa đến khám sớm ở các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc bệnh viện tâm thần.

Người thân cần thảo luận với người nghiện game, nếu là trẻ em thì cha mẹ nên gần gũi chia sẻ về hậu quả của nghiện game. Trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường nhạy cảm. Do đó, cha mẹ cần khéo léo trong việc lựa chọn thời điểm cũng như lời nói để con lắng nghe, thấu hiểu và tránh phản ứng chống đối. Ngoài ra, cha mẹ nên tìm kiếm những bài báo, tài liệu đáng tin cậy để minh chứng cho trẻ thấy rằng chơi game online quá độ sẽ gây ra nhiều hậu quả cho chính bản thân trẻ.

Dành nhiều thời gian ở bên cạnh người nghiện game. Khi ở bên cạnh người thân có thể kiểm soát thời gian chơi game và hiểu hơn về tâm lý và mong muốn, qua đó giúp người nghiện game học hỏi từ những thói quen tốt của người khác.

Người thân nên cùng người cai nghiện game tham gia các trò chơi ngoài trời hoặc chơi các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi như đá bóng, bơi lội, đánh cầu lông, đạp xe, chạy bộ… để người nghiện game có hứng thú, cha mẹ và anh chị em trong nhà nên tham gia cùng là tốt nhất.

Người thân có thể đề nghị người nghiện game phụ giúp các công việc đơn giản như chăm sóc cây cối, thú nuôi hoặc nấu nướng, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa… Điều này sẽ giúp người nghiện game quên dần đi cảm giác hứng thú, phấn khích khi chơi game online.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến nghiện game- Ảnh 2.

Nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần.

3. Cách giúp bệnh nhân bị nghiện game

Đối với nghiện game, điều trị tấn công nội trú tại bệnh viện tâm thần nhằm mục đích cắt được hội chứng cai game và trầm cảm của người nghiện. Phương pháp bằng thuốc an thần, chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý như giáo dục tâm lý, kích hoạt hành vi, thư giãn, liệu pháp tâm lý nhóm... Thời gian điều trị 6 - 8 tuần.

Điều trị củng cố tại nhà thời gian kéo dài tối thiểu 6 năm nhằm chống tái nghiện. Phương pháp điều trị củng cố bằng thuốc và kết hợp với các liệu pháp tâm lý - xã hội.

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh cùng với các liệu pháp tâm lý - xã hội giúp từ bỏ internet. Bệnh nhân buộc phải từ bỏ game online hoàn toàn, nghĩa là không được chơi game dù chỉ 1 phút, đảm bảo nguyên tắc không tiếp cận với máy tính có kết nối internet. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa. Các liệu pháp tâm lý từ các chuyên gia và người thân để bệnh nhân không tái nghiện.

4. Nghiện game có chữa khỏi được không?

Bệnh nghiện game online có thể điều trị bằng cách kết hợp các liệu pháp hành vi, tâm lý, điện trị liệu, hóa trị liệu. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát nên cần bác sĩ kết hợp gia đình và bệnh nhân để kiểm soát.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến nghiện game- Ảnh 3.

Đối tượng có nguy cơ nghiện game là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi.

5. Lưu ý với trẻ em, nam thanh niên khi bị nghiện game

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao, kéo theo đó là sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin. Trong đó Internet đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong làm việc, học tập, nghiên cứu, giải trí….

Game online là những trò chơi điện tử, có thể chơi trực tuyến trên mạng internet và là một trong những hoạt động giải trí trực tuyến phổ biến nhất. Tuy nhiên, chơi game trực tuyến quá mức có thể gây ra hậu quả tiêu cực bằng cách hạn chế các trải nghiệm thực tế. Do những hậu quả tiêu cực nổi bật của nó và sự tương đồng với các rối loạn gây nghiện khác, việc mất kiểm soát khi chơi game trực tuyến được gọi là "rối loạn chơi game trên internet" cũng ngày càng nhiều.

Đối tượng có nguy cơ nghiện game là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể có những thay đổi đột ngột và bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống, do hiểu biết chưa vững vàng, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống nên đa phần người ở độ tuổi này không làm chủ được bản thân, dễ sa đà vào các thói quen không lành mạnh, bao gồm tình trạng nghiện game online.

Trẻ dành nhiều thời gian cho game, vì thế không còn thời gian chăm lo học hành, rèn luyện thể lực và sức khỏe, không quan tâm đến thế giới xung quanh, một số trò chơi mang tính chất bạo lực có thể khiến trẻ nghiện game có xu hướng hung hãn hơn. Do vậy việc game kiếm soát cuộc sống là điều đáng lo ngại.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 70 – 80% số trẻ em từ 10 – 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 – 15%. Tỷ lệ mắc nghiện game toàn cầu hiện ở mức 8,5% đối với nam, 3,5% đối với nữ. Trong tất cả các khu vực toàn cầu, Châu Á cho thấy tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,3%), Bắc Mỹ (3,6%), Châu Đại Dương (3,0%) và Châu Âu (2,7%). Trẻ em và nhóm tuổi vị thành niên có tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,6%).

Tại nước ta, theo thống kê lứa tuổi nghiện game chủ yếu từ 10 - 24. Đa số các em nhập viện trong tình trạng nặng, chơi game lâu năm, có các rối loạn cảm xúc, hành vi kèm theo.

6. Chi phí khám chữa bệnh

Tùy từng cá nhân, dựa trên kết quả đánh giá mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Quy trình dành cho người bệnh nghiện game đến khám, điều trị, nhập viện gồm có: Thời gian điều trị tại bệnh viện là 4 tuần, sau đó điều trị ngoại trú 8 tuần. Khi áp dụng thực tế sẽ tùy theo tính chất, mức độ của bệnh để điều chỉnh, có thể rút ngắn thời gian nội trú để dành nhiều thời gian ngoại trú hơn. 

Trong điều trị nghiện game, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp cho bệnh nhân dùng thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm để điều trị các rối loạn tâm thần, sau đó kết hợp các liệu pháp tâm lý. Chi phí điều trị có thể dao động 3,5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

8 câu hỏi giúp xác định nghiện game hay không?8 câu hỏi giúp xác định nghiện game hay không?

SKĐS - Sử dụng internet đúng cách đem lại nhiều lợi ích trong công việc, học tập và giải trí. Nhưng cùng với sự phát triển của các trò chơi trực tuyến...


PGS. TS. Bùi Quang Huy
Ý kiến của bạn