Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh giác mạc chóp

25-10-2024 15:11 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Giác mạc chóp là tình trạng bất thường về mắt trong đó giác mạc mỏng hơn và dần dần phình ra ngoài thành hình nón.

Bệnh làm cho giác mạc phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng. Người bị giác mạc hình chóp thường có thị lực yếu, dễ bị nhầm với cận và loạn thị, nhược thị.

1. Đông y có chữa được bệnh giác mạc chóp không?

Bệnh giác mạc chóp là do các sợi protein nhỏ có trong mắt (collagen) đóng vai trò giữ giác mạc ở đúng vị trí. Ở những bệnh nhân mắc giác mạc chóp, các sợi protein này bị yếu đi, chúng không còn khả năng giữ cho giác mạc đúng hình dạng mà ngày càng biến dạng thành hình nón.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác gây ra tình trạng lồi ra của giác mạc là do cơ thể không còn đủ chất chống oxy hóa để bảo vệ giác mạc. Lúc này các tế bào sẽ tạo ra các chất gây hại, có thể hiểu đơn giản qua hình ảnh một chiếc ô tô xả ra khí thải.

Các chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các chất gây hại và bảo vệ các sợi collagen nhưng khi hàm lượng các chất oxy hóa bị suy giảm và ở mức độ thấp sẽ khiến collagen yếu đi, lúc này giác mạc sẽ bị phồng lên. Vì vậy, đông y không chữa được căn bệnh này, tuy nhiên có nhiều phương thuốc giúp cho bệnh nhân nâng cao sức khỏe thị lực và hỗ trợ điều trị có hiệu quả.

2. Các phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp

  • Sử dụng kính

Biện pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng tiến triển bệnh của mỗi bệnh nhân. Nếu mức độ giác mạc hình chóp trong khoảng từ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng kính mắt hoặc kính áp tròng.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh giác mạc chóp- Ảnh 1.

Người bị giác mạc hình chóp thường có thị lực yếu, dễ bị nhầm với cận và loạn thị, nhược thị.

- Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm: Điều chỉnh thị lực mờ hoặc méo trong giai đoạn đầu của bệnh.

- Sử dụng kính áp tròng cứng: Điều trị khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn tiếp theo. Kính áp tròng cứng được sử dụng để điều trị là kính được thiết kế riêng để phù hợp với giác mạc của từng người bệnh.

- Sử dụng kính áp tròng tổng hợp: Loại kính này là sự kết hợp của kính áp tròng cứng và mềm. Bên trong kính cứng và vòng xung quanh phía ngoài sẽ là kính mềm. Loại kính này sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn.

- Sử dụng kính áp tròng Scleral: Sử dụng kính này khi giác mạc hình chóp ở giai đoạn thứ hai. Loại kính áp tròng này sẽ to hơn loại thông thường, khi đeo kính sẽ lấn ra phần lòng trắng mắt (củng mạc).

Kính áp tròng sử dụng trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp phải do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Bệnh nhân khi tiến hành điều trị giác mạc hình chóp phải đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong quá trình tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi đáp ứng của giác mạc với kính, thay kính cho phù hợp với sự thay đổi của bệnh.

  • Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật Crosslinking là một phương pháp phẫu thuật có thể làm chậm tiến triển giác mạc hình chóp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng vitamin B2 nhỏ lên giác mạc, tiếp đó sẽ tiến hành chiếu tia cực tím để tạo ra các liên kết ngang nối các sợi collagen của giác mạc lại với nhau, từ đó góp phần làm tăng độ chắc của giác mạc cho bệnh nhân.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp đã ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ phải tiến hành một ca phẫu thuật đặt vòng trong nhu mô giác mạc để nhìn rõ hơn hoặc phải ghép giác mạc một phần hoặc toàn bộ giác mạc thì mới có thể khôi phục lại thị lực một cách tối đa. Tuy nhiên phương pháp ghép giác mạc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý khác tại mắt và sự tương thích của cơ thể với giác mạc mới.

Bệnh nhân có bệnh giác mạc hình chóp cần khám mắt định kỳ để theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng, thay đổi các thông số kính nếu cần thiết. Những bệnh nhân dùng kính tiếp xúc cần tuân thủ cách hướng dẫn, vệ sinh và bảo quản kính để an toàn cho mắt, tránh những biến chứng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng kính.

3. Bệnh giác mạc chóp có chữa khỏi được không?

Giác mạc chóp nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng kính mắt hoặc kính áp tròng. Kính áp tròng loạn thị mềm. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật mới phục hồi thị lực. Tuy nhiên, hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể khôi phục hoàn toàn giác mạc về hình dạng ban đầu.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh giác mạc chóp

Ai cũng có thể mắc bệnh giác mạc chóp, tuy nhiên những người dễ mắc bao gồm:

Những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc dị ứng hay có thói quen day dụi mắt, sốt theo mùa, hen suyễn, mắc eczema sẽ có nguy cơ mắc giác mạc chóp cao hơn.

Yếu tố di truyền có vai trò quyết định trong một số loại bệnh mà con người mắc phải. Giác mạc chóp là một ví dụ điển hình. Trong 10 người gặp tình trạng trên, 1 người có ba mẹ đã từng bị tương tự. Ngoài ra, chủng tộc da đen có nguy cơ mắc giác mạc chóp cao hơn 50% so với người da trắng. Các sợi collagen nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu ở những người có khiếm khuyết di truyền. Sợi collagen suy yếu sẽ khó giữ được giác mạc trong suốt, không duy trì được cấu trúc mái vòm, lúc này, giác mạc bắt đầu phình ra phía trước.

Thói quen sinh hoạt, môi trường sống phải tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi sẽ gây các bệnh dị ứng ở mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giác mạc chóp.

Bệnh giác mạc hình chóp thường được phát hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đây cũng là độ tuổi cơ thể con người có nhiều sự biến đổi về nội tiết tố nhất. Bên cạnh đó, bệnh cũng có được ghi nhận về việc xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Đối với trường hợp có giác mạc hình chóp, người bệnh cần thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế uy tín, để phát hiện kịp thời các biến chứng nguy hiểm và điều chỉnh thông số kính phù hợp. Khi sử dụng kính áp tròng, bạn nên cẩn thận và chi tiết trong việc vệ sinh và bảo quản kính, đảm bảo mắt được an toàn.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, các bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra hình dạng của giác mạc bằng cách sử dụng một số phương pháp xét nghiệm như:

  • Tổng thể đôi mắt, kết cấu bên trong lẫn diện mạo bên ngoài.
  • Thị lực (khả năng nhìn rõ các vật thể từ gần đến xa).
  • Thị trường (khoảng không gian mắt bạn có thể nhìn rõ).
  • Chuyển động mắt (đảo mắt trái phải, lên xuống).

Bên cạnh đó, bạn có thể được thực hiện một số đánh giá nâng cao hơn: kiểm tra đèn khe: Đôi mắt được kiểm tra bằng thiết bị tỏa ra ánh sáng đặc biệt cùng độ phóng đại cao.

Đo địa hình giác mạc: Phương pháp này giúp kiểm tra kỹ lưỡng giác mạc với hình ảnh 3 chiều và phát hiện những thay đổi khó nhìn bằng mắt thường. Đặc biệt với gia đình có ba mẹ mắc giác mạc hình chóp, con trẻ cần thực hiện tầm soát định kỳ hàng năm sau 10 tuổi. Có thể kết quả ở mỗi lần đo địa hình giác mạc không xuất hiện nấy thường, thì việc này vẫn cần được kiên trì để có thể phát hiện kịp thời dấu hiệu giác mạc chóp và hạn chế sự phát triển nặng hay các biến chứng tồi tệ hơn.

Chi phí khám mắt và điều trị mắt sẽ dao động từ 200.000 - 3.500.000 đồng chi phí này có mức khác nhau tùy vào từng tình trạng bệnh lý, cơ sở thăm khám chất lượng khác nhau.

Bệnh giác mạc chóp: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhBệnh giác mạc chóp: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Giác mạc chóp là một bệnh lý về mắt khiến cho giác mạc - bề mặt trước hình vòm rõ ràng của mắt trở nên méo mó và phồng lên. Giác mạc chóp thường xảy ra ở cả hai mắt và gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.


BS. Vũ Anh Tuấn
Ý kiến của bạn