Các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn

05-06-2023 15:31 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Viêm đường hô hấp trên thường gây ra các bệnh viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm họng... ở trẻ. Các dấu hiệu ban đầu của viêm đường hô hấp trên thường dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh.

Bệnh viêm đường hô hấp trên có rất nhiều bệnh lý. Riêng trẻ em Việt Nam trong vòng một năm có thể mắc tới 6-8 bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên. Trong đó đáng lưu ý nhất là các đối tượng trẻ dưới 1 tuổi. 

Những biểu hiện mắc viêm đường hô hấp trên thường khiến cha mẹ nhầm lẫn

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có rất nhiều bệnh như viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm họng, viêm mũi họng cấp… Các bệnh này đều khởi phát do virus nên các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên thường có biểu hiện:

Sốt nhẹ

- Ho

- Hắt hơi

Sổ mũi

- Kém ăn

- Đau mỏi mình mẩy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cảnh báo các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần lưu ý. 

Tuy nhiên, khi bị viêm đường hô hấp trên, ở mỗi cơ quan lại có triệu chứng khác nhau.  Nếu trẻ đau tai thường sốt cao, hay nằm nghiêng một bên, thậm chí có thể nôn. Những biểu hiện này khiến cha mẹ nhầm lẫn với tiêu chảy.

Nếu trẻ viêm mũi sẽ có biểu hiện chảy mũi nhiều. Nhiều trẻ lại bị ngạt mũi, thở bằng đường miệng, chảy nước mũi trong... Còn trẻ viêm họng, thường có biểu hiện họng đỏ, nuốt khó, ăn dễ nôn…

Những biểu hiện trên được gọi chung là hội chứng viêm đường hô hấp trên. Điều này khiến phụ huynh cho rằng viêm đường hô hấp trên có các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên các biểu hiện viêm đường hô hấp trên hoàn toàn khác nhau, cách điều trị và biến chứng cũng khác nhau. Hơn nữa, biểu hiện bệnh nặng hay nhẹ tùy vào từng lứa tuổi.

Ví dụ, trẻ viêm tai dưới 6 tháng bắt buộc phải dùng kháng sinh. Từ 6-18 tháng cần xem xét có dùng hay không tùy tình trạng bệnh. Trẻ trên 2 tuổi, cần cân nhắc cách điều trị. 

Các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn - Ảnh 2.

Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu trẻ viêm họng thường do virus, và virus bắt buộc cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Trẻ viêm mũi cần xác định trẻ viêm mũi do virus, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng… mỗi loại bệnh đều có cách điều trị khác nhau. Về nguyên tắc, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu thấy các biểu hiện viêm đường hô hấp trên lặp đi lặp lại, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Rất nhiều trường hợp cha mẹ tự ý điều trị dẫn tới lạm dụng kháng sinh, lạm dụng corticoid dẫn tới những hậu quả bệnh gây ra do thuốc chứ không phải do bệnh.

Triệu chứng dấu hiệu nặng bắt buộc phải đi khám bác sĩ bao gồm: 

- Trẻ sốt cao, co giật. Thông thường, sốt được xem là phản ứng để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và co giật, đấy là dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này khó có thể phân biệt được co giật do viêm màng não hay do sốt cao thông thường. Ngoài ra, nếu để tình trạng sốt cao co giật ở trẻ lặp đi lặp lại sẽ gây ra các hậu quả nguy hiểm như động kinh, các rối loạn tâm thần phát triển sau này phải dùng thuốc điều trị rất sớm.

Các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn - Ảnh 1.

- Nếu trẻ nôn liên tục, cha mẹ có thể nhầm lẫn với viêm amidan. Tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng như viêm màng não.

- Ngoài ra còn có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân như mệt, lịm, li bì khó đánh thức, nôn nhiều, co giật, không ăn uống,

- Trẻ sốt trên 3 ngày

Cha mẹ lưu ý, khi trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên không dùng lại đơn cũ hoặc mượn đơn của bệnh nhân khác. Nếu dùng kháng sinh quá sớm gây ra nhờn kháng sinh. Việc dùng thuốc không đúng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Bố mẹ không nên quá căng thẳng lo lắng quá mức. Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì nên cho trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

Xem thêm video được quan tâm:

Giải Nhiệt Và Trị Bệnh Từ Quả Dừa - SKĐS


PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy
Trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Ý kiến của bạn