Nhiều phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố để giúp kiểm soát các triệu chứng do tình trạng này gây ra. Hội chứng buồng trứng đa nang có thể khiến phụ nữ chậm kinh hàng tháng. Kiểm soát sinh sản có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Các triệu chứng khác có thể giúp kiểm soát bao gồm mất cân bằng hooc môn, đầy hơi, chuột rút, mụn, đau vùng xương chậu, kinh nguyệt không đều, rụng trứng ít.
1. Thuốc uống tránh thai
Thuốc tránh thai là lựa chọn phổ biến và hiệu quả nhất được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang. Có hai loại thuốc tránh thai: viên kết hợp và viên chỉ chứa progestin. Cả hai loại kiểm soát sinh sản đều có hiệu quả để điều trị các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang và có thể giúp phụ nữ rụng trứng, có kinh nguyệt đều đặn hoặc có kinh nguyệt ít hơn, giảm chuột rút, giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng và u nang buồng trứng…
Hầu hết phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang không gặp tác dụng phụ khi uống thuốc, nhưng các loại thuốc ngừa thai khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến mọi người. Phụ nữ có thể gặp một hoặc nhiều điều sau như thay đổi tâm trạng, có thể tăng hoặc giảm cân, buồn nôn, đau đầu, đau ngực…
2. Thuốc kết hợp
Thuốc kết hợp có chứa estrogen và progestin, hai loại hormone tổng hợp tương tự như hormone được tạo ra bởi buồng trứng. Lượng hormone có mặt khác nhau giữa các nhãn hiệu. Phụ nữ có thể chọn các công thức liều thấp hoặc liều cao. Ví dụ, thuốc viên kết hợp liều thấp chứa khoảng 20 microgam (mcg) estrogen. Thuốc tránh thai liều cao thường có từ 30 đến 35 mcg estrogen. Bác sĩ sẽ giúp xác định liều lượng phù hợp.
3. Thuốc viên chỉ chứa progestin
Thuốc viên chỉ chứa progestin, được gọi là thuốc nhỏ, là một giải pháp thay thế hiệu quả cho những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang và không thể dùng thuốc tránh thai kết hợp. Hội chứng buồng trứng đa nang khiến bạn có mức hormone progesterone thấp. Thuốc chỉ có progestin làm tăng progesterone của phụ nữ, giúp phụ nữ có kinh đều đặn và giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Thuốc chỉ chứa progestin có thể chứa tới 35mcg progestin tổng hợp.
4. Miếng dán da
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhựa mỏng có chứa estrogen và progestin. Đeo miếng dán trong vòng 21 ngày, gỡ ra trong bảy ngày để có kinh nguyệt sau đó thay miếng dán mới. Giống như viên thuốc, miếng dán có thể giúp phụ nữ rụng trứng, điều hòa kinh nguyệt, giảm đầy hơi và chuột rút, giảm mụn trứng cá, giảm lông mọc thừa, giảm nguy cơ ung thư. Nhưng bên cạnh đó, miếng dán cũng các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: da nhạy cảm, buồn nôn và ói mửa, thay đổi tâm trạng, đau ngực, đau đầu, có thể tăng cân, huyết áp cao.
5. Vòng âm đạo
Vòng âm đạo là một vòng nhựa mềm, dẻo đưa vào âm đạo, có đeo vòng trong 21 ngày, tháo ra trong bảy ngày để có kinh, sau đó thay vòng mới trong tháng tiếp theo. Giống như viên uống và miếng dán, vòng âm đạo có thể giúp phụ nữ rụng trứng, điều hòa kinh nguyệt, giảm đầy hơi và chuột rút, giảm mụn trứng cá, giảm lông thừa trên cơ thể, giảm nguy cơ ung thư. Các tác dụng phụ thường gặp của vòng bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi, có thể tăng cân, thay đổi cảm giác thèm ăn.
6. Sử dụng biện pháp tránh thai để bảo vệ khỏi mang thai
Mặc dù hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, nhưng nó lại ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ một cách khác nhau. Một số phụ nữ có thể bị vô sinh khi còn trẻ, và những người khác có thể thấy rằng vẫn có thể mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của bạn và những lựa chọn nào có sẵn, cho dù đó là kế hoạch thụ thai hay hỗ trợ tránh thai. Nếu bạn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai để quản lý hội chứng buồng trứng đa nang và muốn đạt được những lợi ích của biện pháp tránh thai, có một số điều phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang nên biết.
6.1 Về thuốc tránh thai
Trung bình, thuốc tránh thai có hiệu quả ngừa thai khoảng 91%. Điều này có nghĩa là khoảng 9 trong số 100 phụ nữ sử dụng thuốc này sẽ mang thai mỗi năm. Nếu bạn bỏ lỡ một liều, nguy cơ mang thai của bạn sẽ tăng lên. Đặt lời nhắc trên điện thoại để giúp nhớ uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
6.2 Miếng dán tránh thai và vòng âm đạo
Miếng dán tránh thai và vòng âm đạo cũng có hiệu quả khoảng 91%. Điều này có nghĩa là khoảng 9 trong số 100 phụ nữ sử dụng một trong hai phương pháp này sẽ mang thai mỗi năm. Điều quan trọng là thay vòng âm đạo hoặc miếng dán da đúng hạn để được bảo vệ liên tục. Cơ hội mang thai tăng lên mỗi ngày nếu không sử dụng biện pháp tránh thai.
7. Lựa chọn nào tốt nhất cho phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang?
Nếu phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, hãy đi khám và nói chuyện với bác sĩ về lựa chọn điều trị nào là tốt nhất. Khi phụ nữ và bác sĩ thông qua các lựa chọn của mình, hãy nhớ cân nhắc việc dễ sử dụng và các tác dụng phụ.
Dễ sử dụng: Nên nghĩ xem loại thuốc tránh thai nào sẽ dễ sử dụng hơn. Nếu khó uống thuốc mỗi ngày, thì vòng hoặc miếng dán có thể là lựa chọn tốt hơn.
Tác dụng phụ: Hầu hết các lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố đều có chung tác dụng phụ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể giới thiệu nhiều phương pháp. Có thể phải thử một vài lựa chọn khác nhau trước khi tìm được loại phù hợp nhất với cơ thể và lối sống của mỗi phụ nữ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
7 lợi ích của vitamin C