Các bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết, chuyển hóa

27-04-2024 07:01 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hệ thống nội tiết làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormone. Hormone có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần vào quá trình điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết…

Dược thiện hỗ trợ trị rối loạn nội tiết Dược thiện hỗ trợ trị rối loạn nội tiết

SKĐS - Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể là một liệu pháp của y học cổ truyền.

Các hormone này giúp cơ thể kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, nhất là khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Tầm quan trọng của tuyến nội tiết

Hệ nội tiết bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết và những mô, những đám tế bào có chức năng nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một hoặc nhiều hormone khác nhau, qua tuần hoàn để điều hòa cơ thể. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói hầu hết các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết.

Có hai hệ thống chính điều hòa các chức năng cơ thể là:

  • Hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh.
  • Hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch.

Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormone đưa vào hệ thống tuần hoàn.

Hệ thống nội tiết làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormon.

Hệ thống nội tiết làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormone.

Các bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết - chuyển hóa

Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục… Rối loạn nội tiết gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, một số bệnh thường gặp hiện nay như: đái tháo đường type 2, suy giáp, cường suy tuyến thượng thận…

- Đái tháo đường type 2: Đái tháo đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose đặc trưng bởi sự gia tăng đường huyết mãn tính do sự giảm tiết hay rối loạn bài tiết insulin từ tế bào beta của tuyến tụy và có sự đề kháng insulin. Trong các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường là bệnh lý hay gặp nhất và có nhiều biến chứng mạn tính để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh.

- Suy giáp: Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn với các biểu hiện: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân; sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh; tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa; phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ (gây giả phì đại cơ); dễ bị táo bón; nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim. Nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm), suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

- Cường giáp. tình trạng dư thừa quá nhiều hormone tuyến giáp trong máu. Sự dư thừa nồng độ của hormone giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương và những rối loạn chuyển hóa khác.

Ngoài ra sự dư thừa hormone giáp còn gây ra những rối loạn về tâm, thần kinh; rối loạn tiêu hóa và các rối loạn tình dục (lãnh đạm tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ; giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam giới…). Cường giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về tim mạch như: rung nhĩ; rối loạn chức năng tâm trương, giảm phân suất tống máu; dày thất trái, co thắt cơ tim, loãng xương.

- Bệnh tuyến thượng thận: Bệnh suy tuyến thương thận mạn tính còn gọi là bệnh suy thượng thận mạn hay bệnh Addison. Bệnh Addison suy thượng thận tiên phát thường bị bỏ qua do các triệu chứng không điển hình; hoặc bệnh nhân hay thầy thuốc không để ý cho đến khi người bệnh đến đã ở giai đoạn muộn như tai biến mạch não, suy tim; hoặc khi u đã quá to gây tổn thương nặng nề cho người bệnh.

- Suy tuyến yên: Là sự suy giảm chức năng bài tiết hormone của tuyến yên, những hormone này có tác dụng kích thích các tuyến khác. Bệnh lý tuyến yên là bệnh lý ít được mọi người để ý đến cho đến khi khối u đã quá to gây chèn ép và gây suy tuyến yên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là một rối loạn hiếm gặp, trong đó tuyến yên hoặc không sản xuất hoặc không sản xuất đủ một hoặc nhiều hormone. Sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các chức năng thông thường của cơ thể, chẳng hạn như áp lực tăng trưởng trong máu và sinh sản.

- To đầu chi: Thường do u tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng dẫn đến sự phát triển bất thường của xương, các cơ quan, các mô khác trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của to đầu chi bao gồm bàn tay và bàn chân to thô, tăng kích thước so với trước đây biểu hiện thông qua việc tăng size giày dép, găng tay, kích thước nhẫn.

Các đặc điểm trên khuôn mặt thay đổi, khuôn mặt thô, đường kính dọc dài hơn, mũi to, phì đại xương trán, hàm dưới nhô ra, cung mày gồ lên, răng thưa, phì đại lưỡi, giọng trầm. Tăng tiết mồ hôi, gây nặng mùi, tăng tiết bã nhờn. Mụn thịt dư, rậm lông. Hội chứng ống cổ tay, tê tay, dị cảm đầu chi. Phì đại sụn và mô hoạt dịch dẫn đến bệnh khớp phì đại dẫn đến đau khớp, đau lưng, gù lưng.

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): là tình trạng buồng trứng sản xuất một lượng androgen bất thường. Androgen là một hormone sinh dục nam, bình thường chỉ có một lượng rất ít ở phụ nữ. Các triệu chứng của PCOS bao gồm thừa cân, béo phì, mất kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh thưa, vô sinh, rậm lông, da tiết nhiều bã nhờn kèm mụn trứng cá, khô âm đạo, buồng trứng lớn hoặc có nhiều nang, dấu gai đen ở vùng sau gáy, dưới nách, dưới vú…

Việc điều trị các rối loạn tuyến nội tiết rất phức tạp, việc bổ sung hormon thiếu hụt hay sử dụng các loại thuốc làm kích thích hoặc ức chế tiết hormon nào đó nên do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định và có sự theo dõi đặc biệt.

Việc điều trị các rối loạn tuyến nội tiết rất phức tạp phải do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định và có sự theo dõi đặc biệt.

Biện pháp phòng ngừa rối loạn nội tiết, chuyển hóa

Việc điều trị các rối loạn tuyến nội tiết rất phức tạp, việc bổ sung hormone thiếu hụt hay sử dụng các loại thuốc làm kích thích hoặc ức chế tiết hormone nào đó nên do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định và có sự theo dõi đặc biệt.

Tuy nhiên, một số bệnh lý rối loạn nội tiết có thể phòng ngừa được thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, lối sống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe và giữ cân bằng các hormone trong cơ thể, bao gồm:

  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Có chế độ ăn khoa học, cân bằng.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Giảm stress căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya.
  • Không hút thuốc lá.
  • Kiểm soát các bệnh lý mạn tính nếu có.

Xem thêm video được quan tâm

Nguy kịch: Tự ý dùng thuốc hormon tuyến giáp trị bệnh Basedow | SKĐS


BS. Hồng Hải
Ý kiến của bạn