Các bệnh lý võng mạc thường gặp

12-12-2022 08:00 | Y học 360
google news

Võng mạc được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mắt, việc phát hiện các bệnh lý võng mạc sớm để điều trị giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng thị lực. Sau đây là các bệnh lý võng mạc thường gặp.

Võng mạc là một màng thần kinh mỏng, nhạy cảm với ánh sáng nằm ở phía sau của mắt. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, thủy tinh thể tập trung một hình ảnh trên võng mạc. Võng mạc chuyển đổi hình ảnh thành tín hiệu, gửi đến não bộ thông qua dây thần kinh thị giác. Võng mạc khỏe mạnh hoạt động với giác mạc, thủy tinh thể và các bộ phận khác của mắt và não để tạo ra thị lực bình thường.

photo-1670381938800

Chính vì mức độ quan trọng nên một tổn thương rất nhỏ nơi võng mạc cũng có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể đến thị lực, người bệnh có thể mất một phần hoặc mất hoàn toàn thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh võng mạc.

Các bệnh lý võng mạc thường gặp có thể kể đến như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh bong rách võng mạc, thoái hóa võng mạc, bệnh võng mạc tăng huyết áp, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, bệnh ung thư võng võng mạc (u nguyên bào võng mạc).

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến mắt. Bệnh xảy ra do tắc các vi mạch nhỏ và thoái hóa mô do kém nuôi dưỡng, dẫn đến phù tổ chức, tăng sinh mạch máu bất thường và xuất huyết vào trong mắt.

Võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở các nước phát triển. Bệnh xảy ra ở 90% các trường hợp bệnh nhân đái tháo đường tiến triển sau 10-15 năm, bất kể là phụ thuộc Insulin hay không. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những tổn thương ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc… có thể dẫn đến mù lòa.

photo-1670381947228

Bệnh lý bong rách võng mạc

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc tách khỏi đáy mắt. Điều này gây ra mất thị lực có thể một phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc. Khi võng mạc bị bong, các tế bào của nó có thể bị thiếu oxy nghiêm trọng. Bong võng mạc là một tình trạng cấp cứu. Người bệnh cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt nếu bị bất kỳ thay đổi thị lực đột ngột nào. Bởi bong võng mạc có nguy cơ gây mất thị lực vĩnh viễn ở người bệnh nếu không được điều trị hoặc điều trị chậm trễ.

mờ mắt, mất thị lực một phần, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy ở góc mắt (chớp sáng) khi nhìn sang một bên, nhìn thấy nhiều chấm đen (ruồi bay)…

Bệnh thoái hóa võng mạc

Bệnh thoái hóa võng mạc thường xuất hiện ở người lớn tuổi và người cận thị nặng. Bệnh thường diễn ra âm thầm và chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân khám kiểm tra đáy mắt với đồng tử (con ngươi) đã được nhỏ thuốc giãn ra. Do đó, để phát hiện sớm các thoái hóa trên võng mạc, người có tật cận thị cần đi khám định kỳ để được soi đáy mắt kiểm tra (3-6 tháng/lần).

Bệnh võng mạc cao huyết áp

Bệnh xảy ra khi huyết áp của người bệnh tăng cao, thành mạch máu võng mạc dày lên, làm hẹp lòng mạch máu. Hậu quả là lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm và một số trường hợp xuất hiện hiện tượng phù nề võng mạc, làm hạn chế chức năng võng mạc và tạo áp lực lên thần kinh thị giác, gây ra nhiều vấn đề về thị lực.

photo-1670381952772

Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc do cao huyết áp thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên thực sự nghiêm trọng thì sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như: Tầm nhìn giảm, sưng mắt, đứt vỡ mạch máu, nhìn đôi đi kèm với đau đầu…

Khi gặp những triệu chứng trên kèm theo tình trạng huyết áp tăng cao, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác cũng như có phương hướng điều trị kịp thời.

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

Bệnh võng mạc (ROP) là một sự rối loạn ở mắt do mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường. Bệnh lý này thường phổ biến nhất ở trẻ sinh non trước 31 tuần tuổi hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ dưới 1,25kg. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù loà vĩnh viễn ở trẻ nhỏ. Bệnh võng mạc có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt của trẻ.

Ở những trẻ sinh non trước 31 tuần tuổi, quá trình phát triển của những mạch máu ở võng mạc sẽ bị gián đoạn. Các mạch máu lúc này vẫn chưa tiếp cận được hết với các cạnh của võng mạc. Sau khi con được sinh ra, nếu các mạch máu này vẫn tiếp tục phát triển bình thường thì trẻ sẽ không bị bệnh. Còn nếu các mạch máu này phát triển bất thường thì đó chính là bệnh võng mạc ở trẻ.

Bệnh ung thư võng võng mạc

U nguyên bào võng mạc là một loại ung thư phát sinh từ võng mạc chưa trưởng thành. Các triệu chứng và dấu hiệu thường bao gồm đồng tử trắng (phản xạ trắng trong đồng tử), lác, và ít gặp hơn là tình trạng viêm và thị lực kém. Chẩn đoán dựa trên kiểm tra bằng soi đáy mắt và siêu âm, CT hoặc MRI. Điều trị các khối u nhỏ và bệnh hai bên có thể bao gồm quang đông, phẫu thuật lạnh và xạ trị. Điều trị các khối u lớn thường là phẫu thuật cắt bỏ. Hóa trị đôi khi được sử dụng để giảm kích thước khối u và điều trị các trường hợp ung thư đã tiến triển ra ngoài mắt.

photo-1670381958412


PV
Ý kiến của bạn