Các bệnh lý thường gặp của đau dạ dày và biện pháp điều trị

12-12-2023 13:49 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Bệnh đau dạ dày có những triệu chứng khá giống và liên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Vì vậy, để chẩn đoán đúng bệnh, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa để có kết luận rõ ràng về tình trạng bệnh và có hướng điều trị cụ thể.

Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau dạ dàyXoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị đau dạ dày

SKĐS - Trong bệnh lý dạ dày tá tràng, xoa bóp bấm huyệt có vai trò hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc của học hiện đại và/hoặc y học cổ truyền...

Các bệnh lý thường gặp của đau dạ dày

  • Loét dạ dày tá tràng

Hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) hoặc do bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid hoặc Aspirin. Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng là cảm giác nóng rát hoặc đau ở vùng bụng giữa ngực và rốn. 

Thông thường, cơn đau sẽ nặng hơn khi bụng đói, đặc biệt là ban đêm, nó có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Người bệnh cảm thấy chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi.

Bệnh đau dạ dày có những triệu chứng khá giống và liên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Ảnh minh họa

Bệnh đau dạ dày có những triệu chứng khá giống và liên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Ảnh minh họa

  • Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng.

Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng viêm, kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày xuất hiện do lớp bảo vệ bị tổn thương và suy yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh, lạm dụng thuốc giảm đau hoặc một vài yếu tố liên quan khác. 

Bệnh có thể xảy ra đột ngột hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian. Hầu hết, tình trạng này có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, viêm cũng có thể phát triển thành loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng dịch axit trong dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản khiến người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, tồn lại trong dạ dày. 

Các tình huống như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn cho ổ bụng. Từ đó trào ngược axit ở dạ dày có điều kiện để xuất hiện…Triệu chứng của bệnh là buồn nôn, ợ chua, nóng rát thực quản, khó nuốt…

  • Chứng khó tiêu chức năng

Với chứng khó tiêu chức năng, thông thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, tức hoặc nóng rát tại vùng thượng vị, ăn nhanh no và ậm ạch sau khi ăn. 

Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để xác định tình trạng niêm mạc, chỉ có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét niêm mạc dạ dày, sau đó bác sĩ sẽ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc thường dùng có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các rối loạn khác đối với hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng những loại sau: thuốc giảm đau (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen…), thuốc kháng sinh, thuốc giảm cholesterol, thuốc giảm đau Opioid, thực phẩm chức năng bổ sung sắt, thuốc điều trị ung thư……

  • Xuất huyết dạ dày

Là hiện tượng chảy máu dạ dày. Các vết loét thường phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non, sau đó axit sẽ tiếp tục làm tổn thương khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. 

Thông thường, ở mức độ bệnh nhẹ, các mao mạch nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nên lượng máu chảy ít, có thể tự cầm được mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nhiều ổ loét sâu xuất hiện, loét xơ chai tác động đến động mạch gây xuất huyết ồ ạt và khó kiểm soát.

Các biện pháp điều trị đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến vì vậy đã có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh. Thông thường, kết hợp điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc và dùng thuốc cộng với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt… thì bệnh được cải thiện đáng kể.

- Điều trị bằng dùng thuốc. Một số loại khuốc kháng hoặc giảm acid, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau, thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc trung hòa acid.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa ít muối và gia vị, ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày vì thiếu nước khiến các hoạt động của hệ tiêu hóa kém hơn và làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Uống nước còn làm giảm tình trạng ợ nóng.

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến vì vậy đã có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh. Ảnh minh họa

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến vì vậy đã có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh. Ảnh minh họa

- Kết hợp xoa bóp, vật ký trị liệu. Xoa bóp bụng là phương pháp vật lý trị liệu có thể thực hiện tại nhà sẽ giúp xoa dịu và làm giảm cơn co thắt. Khi xoa có thể sử dụng thêm vài giọt dầu nóng để tăng hiệu quả. Không nên xoa bóp sau khi ăn no sẽ khiến dạ dày càng đau hơn. 

Cơn đau ở mức độ nhẹ bạn có thể dùng cách chườm ấm. Bạn nên sử dụng nước ấm trong khoảng 50 độ C và chườm trong thời gian 10 tới 20 phút.

- Sử dụng các vị thuốc đông y. Nghệ và mật ong là "cứu tinh" , là chất chống viêm tự nhiên giúp giảm đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng bột nghệ hòa tan cùng nước ấm và mật ong để uống. 

Ngoài ra gừng có thể ăn tươi hoặc hoặc chế biến cùng thức ăn, uống trà… theo đúng liều lượng, không nên lạm dụng gừng.

Xem thêm video được quan tâm

Những người không nên ăn cơm rượu nếp | SKĐS


BS. Vũ Duyên Hải
Ý kiến của bạn