Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị

13-11-2023 08:12 | Y học 360
google news

Thính lực rất quan trọng đối với cơ thể con người dù ở bất cứ độ tuổi nào. Các bệnh liên quan đến suy giảm thính lực đều cần phải được chữa trị kịp thời.

Công nghệ y khoa tiên tiến hiện nay đã cho phép cấy ốc tai điện tử giúp phục hồi thính giác ở người bị điếc hoàn toàn. Không chỉ có vậy, thiết bị cấy ghép ngày càng chất lượng hơn, tinh vi hơn, phẫu thuật cũng ngày càng ít xâm lấn hơn.

Một số bệnh lý liên quan đến thính lực

Viêm tai giữa:

Theo Bác sĩ Barrie Tan, chuyên gia tai mũi họng đế từ Bệnh viện Gleneagles Singapore, có hai loại viêm tai giữa: loại không có triệu chứng (không hề bị đau) và loại liên quan đến bệnh cúm làm đau tai, bệnh nhân thường bị sốt cao, đau tai, cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị- Ảnh 1.

Còn có trường hợp viêm tai giữa nhiễm trùng từ từ, dịch tiết ra nhiều hơn và không thể chảy ra ngoài vì bị mắc kẹt sau màng nhĩ. Trẻ bị tràn dịch tai giữa không cảm thấy đau đớn, không bị sốt cao nhưng lại bị mất thính lực. Tuy nhiên, đối với trẻ vẫn còn quá nhỏ, các em sẽ không biết cách diễn tả mình bị mất thính lực. Vì vậy phụ huynh phải quan sát kỹ khi nhận thấy trẻ không phản ứng khi gọi, hay đôi khi trẻ có thể nghe thấy tiếng động hoặc không. Nếu tình trạng suy giảm thính lực kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập. Người bệnh nên gặp bác sĩ để dẫn lưu dịch và đặt một ống nhỏ để thông khí qua tai.

Thủng màng nhĩ:

Thủng, rách màng nhĩ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Rách màng nhĩ sẽ khiến cho khả năng nghe có xu hướng suy giảm nhưng tình trạng thường ở mức độ nhẹ, nhiều nhất là mất đi 15-20% thính lực. Nhưng thủng màng nhĩ sẽ tạo thành lỗ nên nước có thể lọt vào tai giữa và gây kích ứng hoặc nhiễm trùng, dẫn đến viêm tai giữa. Thủng màng nhĩ có thể bị tái phát. Đặc biệt đối với trẻ em, thủng màng nhĩ do viêm tai giữa khi bị cảm cúm sẽ gây đau tai, sau đó đột nhiên hết đau nhưng có mủ chảy ra từ tai rất nhiều. Còn có trường hợp nhiễm trùng tai giữa bùng phát qua màng nhĩ, sau đó lỗ thủng tự liền lại. Nhưng nếu lại bị cúm tiếp thì sẽ bị nhiễm trùng tiếp, sau đó là vòng tròn lặp lại và thủng thêm lỗ khác.

Đối với người lớn, thủng màng nhĩ tái phát thường do ống eustachian hoạt động kém. Sau phẫu thuật để đóng lỗ thủng, màng nhĩ tuy đã đóng kín nhưng đường khí không thể đi vào mũi. Khi có ít không khí đi qua, màng nhĩ mới lành sẽ bị co kéo vào trong. Bệnh nhân có thể sẽ rách màng nhĩ mới một lần nữa.

Các bệnh lý khác:

Bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 có thể làm tổn thương tai trong và gây mất thính lực vĩnh viễn. Cùng với đó chứng ù tai có thể xuất hiện. Đó là hậu quả của Covid-19 làm ảnh hưởng đến tai, chủ yếu vào khả năng nghe. Các triệu chứng của Covid có thể giảm dần, nhưng thính giác có thể bị ảnh hưởng vĩnh viễn.

Đối với các trường hợp phát hiện dị vật trong tai, một là dị vật bất động như các miếng nhựa lego hoặc đồ chơi nhỏ như hạt cườm (có khi do chính trẻ tự nhét vào). Trường hợp này dễ xử lý, chỉ cần đến gặp bác sĩ để gắp dị vật ra. Trường hợp thứ hai khó hơn là côn trùng bò vào tai. Côn trùng ngọ nguậy trong tai gây rất đau, nên phải hạn chế côn trùng di chuyển, giết chết trước tiên bằng cách làm chúng chết ngạt. Không nên sử dụng nước hoặc dầu dạng nước vì côn trùng sẽ chết nhưng xác sẽ trương phồng lên, làm đau tai hơn. Bệnh nhân nên dùng thuốc nhỏ tai dạng dầu (hoặc dầu oliu, dầu ăn, dầu làm mềm ráy tai) để giết côn trùng. Sau đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa để lấy dị vật ra. Để ngăn côn trùng bò vào tai, có thể sử dụng nút bịt tai khi ngủ qua đêm ở nơi có nhiều côn trùng.

Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị- Ảnh 2.

Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị- Ảnh 3.

Bác sĩ Barrie Tan tại Hội nghị khoa học Đông Nam Á chuyên ngành Tai Mũi Họng - Hà Nội tháng 10/2023.

Kiểm tra suy giảm thính lực

Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh có thể phát hiện hầu hết các bệnh về thính giác, nhưng không thể chẩn đoán được tình trạng suy giảm thính lực nghiêm trọng đến mức nào. Kiểm tra suy giảm thính lực tương tự như một buổi khám sức khỏe để kiểm tra các đối tượng có vấn đề về thính giác và những ai cần đánh giá thêm về thính lực.

Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị- Ảnh 4.

Hầu hết các bệnh liên quan đến thính giác sẽ được phát hiện thông qua sàng lọc thính giác ở trẻ sơ sinh, tùy thuộc vào loại hình xét nghiệm sàng lọc thính giác. Có hai loại xét nghiệm sàng lọc thính giác. Phương pháp đầu tiên là kiểm tra xem máy có thể thu thập âm thanh từ ốc tai hay không, được gọi là phát xạ âm thanh tự động. Còn có một loại kiểm tra sàng lọc thính giác tốt hơn được gọi là điện thính giác thân não. Âm thanh được truyền đến tai và sau đó theo dõi xem liệu sóng não có thể phát hiện ra âm thanh đó hay không. Nếu theo phương pháp thứ nhất thì sẽ bỏ sót một số bệnh lý thính giác. Phương pháp thứ hai sẽ phát hiện ra được hầu hết các bệnh lý.

Cấy ốc tai điện tử: phương pháp điều trị tiên tiến

Cấy ốc tai điện tử có thể phục hồi thính giác ở người bị điếc hoàn toàn (những người không thể nghe được âm thanh nữa). Vì phần lớn tình trạng suy giảm thính lực là do vấn đề của ốc tai thuộc cơ quan thính giác nên bác sĩ cấy ghép thiết bị nhằm kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác bên trong ốc tai để phục hồi khả năng nghe.

Bác sĩ Barrie Tan cho rằng phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử hiện ngày càng tiên tiến hơn. Vết sẹo mổ ngoài da không chỉ ngày càng nhỏ đi mà giờ đây người bệnh có thể chụp MRI mà không còn lo ngại về kim loại. Ngay cả vết sẹo bên trong cũng ngày càng mỏng hơn.

Ngoài ra còn có các phương pháp cấy thính giác khác nhưng khá phức tạp. Với những người không có xương tai giữa, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật "sửa chữa các xương nhỏ trong tai giữa (Ossiculoplasty)" để tái tạo xương tai giữa, hoặc cấy ghép các loại thiết bị trợ thính khác hỗ trợ rung tai trong hoặc làm rung các xương thính giác còn lại xung quanh. Đó là cấy ghép tai giữa hoặc cấy ghép dẫn truyền âm thanh qua xương sọ.

Có một nhóm bệnh lớn khác nữa liên quan đến mất thính giác chính là xương tai giữa bị rung kém, gọi là suy giảm thính lực dẫn truyền. Xương tai giữa dẫn truyền âm thanh kém, nhưng cơ quan thính giác là ốc tai vẫn bình thường, do đó bác sĩ cần xử lý vấn đề dẫn truyền âm thanh.

Không chỉ thiết bị cấy ghép ngày càng chất lượng hơn, nhỏ hơn mà phẫu thuật cũng ngày càng ít xâm lấn hơn, giảm kích thước sẹo cho bệnh nhân. Ngày nay, bác sĩ có thể phẫu thuật bằng nội soi bên trong ống tai và tất cả các vết mổ chỉ nằm ở bên trong. Nếu có vết cắt bên ngoài thì kích thước rất nhỏ và chỉ khi thực hiện để thu hoạch vách ngăn, sụn hoặc tạo mảnh graft, bác sĩ sẽ khâu đóng vết mổ khoảng ba hoặc bốn mũi.

Các bệnh liên quan đến thính lực và phương pháp điều trị- Ảnh 5.

Các công nghệ và phẫu thuật điều trị suy giảm thính lực đều giống nhau, nhưng điểm khác biệt giữa trẻ khiếm thính bẩm sinh và người lớn khiếm thính là trẻ chưa được học kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, Bác sĩ Barrie Tan, chuyên gia tai mũi họng từ Bệnh viện Gleneagles Singapore khuyên rằng, chúng ta phải điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Nếu không phát hiện sớm, trẻ lớn lên sẽ bị điếc, thậm chí không thể nghe và không thể giao tiếp. Đối với trẻ khiếm thính bẩm sinh khi đã được đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử, trẻ cần phải rèn luyện khả năng ngôn ngữ cùng gia đình.

Bác sĩ Barrie Tan – Chuyên gia Tai – Mũi – Họng từ Bệnh viện Gleneagles Singapore. Chuyên khoa chính của bác sĩ:

- Người lớn: viêm mũi dị ứng, viêm amidan, mất khứu giác, chấn thương mũi, ù tai dạng mạch, ngáy và ngưng thở khi ngủ, đánh giá thính lực, cấy ốc tai, phẫu thuật giảm áp dây thần kinh mặt…

- Trẻ em: chấn thương tai, tai có dị vật, rách màng nhĩ, u màng nhĩ, viêm amindan, khàn giọng…

Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ Bác sĩ Barrie Tan, vui lòng liên hệ:

Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB: https://facebook.com/parkwayhanoi


PV
Ý kiến của bạn