Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 155 quốc gia trong thời gian 3 tuần vào tháng 5, xác nhận rằng tác động của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, nhưng các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này rất đáng quan tâm vì những người sống chung với NCD có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 cao hơn.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Nhiều người cần điều trị các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường đã không nhận được các dịch vụ y tế và thuốc họ cần kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Điều quan trọng là các quốc gia phải tìm ra những cách thức sáng tạo để đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu cho NCD được tiếp tục…
Nhiều quốc gia đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp.
Các dịch vụ y tế bị gián đoạn
Phát hiện chính là các dịch vụ y tế đã bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn ở nhiều quốc gia. Hơn một nửa (53%) quốc gia được khảo sát đã gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn các dịch vụ điều trị tăng huyết áp; 49% quốc gia gián đoạn các dịch vụ điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường; 42% cho điều trị ung thư, và 31% cho các trường hợp khẩn cấp về tim mạch.
Dịch vụ phục hồi chức năng đã bị gián đoạn ở gần 2/3 (63%) quốc gia, mặc dù phục hồi chức năng là chìa khóa để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh nặng do COVID-19.
Dẫn đến bố trí lại nhân lực và hoãn sàng lọc
Ở phần lớn (94%) các quốc gia cho biết, các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực NCDs được điều chuyển một phần hoặc toàn bộ để hỗ trợ COVID-19.
Việc hoãn các chương trình sàng lọc công cộng (ví dụ như ung thư vú và ung thư cổ tử cung) cũng phổ biến, xảy ra ở hơn 50% được khảo sát. Điều này phù hợp với các khuyến nghị ban đầu của WHO nhằm giảm thiểu dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp tại cơ sở trong khi giải quyết đại dịch.
Nhưng những lý do phổ biến nhất để ngừng hoặc giảm dịch vụ là việc hủy bỏ các phương pháp điều trị theo kế hoạch, giảm phương tiện giao thông công cộng và thiếu nhân viên (vì nhân viên y tế đã được phân công lại để hỗ trợ các dịch vụ COVID-19). Ở 1/5 quốc gia (20%) báo cáo gián đoạn, một trong những lý do chính khiến dịch vụ ngừng cung cấp là do thiếu thuốc, chẩn đoán và các công nghệ khác.
Không có gì đáng ngạc nhiên, dường như có mối tương quan giữa mức độ gián đoạn đối với các dịch vụ điều trị NCD và diễn biến của đợt bùng phát COVID-19 ở một quốc gia. Các dịch vụ ngày càng trở nên gián đoạn khi một quốc gia chuyển từ các trường hợp lẻ tẻ sang cộng đồng lây truyền COVID-19.
Trên toàn cầu, 2/3 số quốc gia báo cáo rằng họ đã đưa các dịch vụ NCD vào kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 quốc gia; 72% các quốc gia có thu nhập cao báo cáo các dịch vụ này được hòa nhập so với 42% các quốc gia thu nhập thấp. Các dịch vụ đối với bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp mạn tính là những dịch vụ thường xuyên được đưa vào. Các dịch vụ nha khoa, phục hồi chức năng và các hoạt động cai thuốc lá không được đưa vào kế hoạch ứng phó rộng rãi theo báo cáo quốc gia.
17% các quốc gia báo cáo đã bắt đầu phân bổ thêm kinh phí từ ngân sách chính phủ để đưa việc cung cấp các dịch vụ NCD vào kế hoạch ứng phó quốc gia với COVID-19.
Các chiến lược thay thế để tiếp tục chăm sóc người bệnh
Kết quả đáng khích lệ của cuộc khảo sát là các chiến lược thay thế đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia để hỗ trợ những người có nguy cơ cao nhất tiếp tục được điều trị NCDs. Trong số các quốc gia báo cáo về gián đoạn dịch vụ, trên toàn cầu, 58% các quốc gia hiện đang sử dụng y học từ xa (tư vấn qua điện thoại hoặc phương tiện trực tuyến) để thay thế cho tư vấn trực tiếp; ở các nước thu nhập thấp con số này là 42%. Việc phân tích để xác định mức độ ưu tiên cũng đã được sử dụng rộng rãi, ở 2/3 số quốc gia báo cáo.
Một điều đáng khích lệ nữa là hơn 70% các quốc gia đã báo cáo thu thập dữ liệu về số lượng bệnh nhân COVID-19 cũng có NCD.
Theo TS. Bente Mikkelsen (WHO), sẽ phải mất một thời gian trước khi chúng ta biết được toàn bộ tác động của việc gián đoạn chăm sóc sức khỏe trong thời gian COVID-19 đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, những gì chúng tôi biết bây giờ là không chỉ những người mắc BKLN dễ bị bệnh nặng hơn với virus mà nhiều người không thể tiếp cận phương pháp điều trị mà họ cần để kiểm soát bệnh tật. Điều rất quan trọng không chỉ là việc chăm sóc những người sống chung với NCDs không được đưa vào các kế hoạch ứng phó và chuẩn bị quốc gia cho COVID-19 mà còn phải tìm ra những cách thức sáng tạo để thực hiện các kế hoạch đó. Chúng ta phải sẵn sàng “xây dựng trở lại”, tăng cường các dịch vụ y tế để chúng được trang bị tốt hơn để ngăn ngừa, chẩn đoán và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho NCD trong tương lai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Các bệnh không lây nhiễm giết chết 41 triệu người mỗi năm, tương đương 71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Mỗi năm, 15 triệu người chết vì BKLN trong độ tuổi từ 30 đến 69 tuổi; hơn 85% số ca tử vong “chết yểu” này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.