1. Bằng chứng liên quan giữa các loại ung thư và thực phẩm
1.1 Bằng chứng với độ tin cậy cao nhất (convincing evidence)
Vị trí ung thư | Giảm nguy cơ | Tăng nguy cơ |
Miệng, hầu, họng | Đồ uống có cồn | |
Thực quản | Đồ uống có cồn Mỡ cơ thể | |
Phổi | - Bổ sung Beta-carotene, 20mg/ngày hoặc 25000UI trên người hút thuốc lá - Arsenic trong nước uống | |
Tụy | Lượng mỡ cơ thể | |
Gan | Aflatoxins b | |
Đại trực tràng | Hoạt động thể lực | - Thịt đỏ c - Thịt đã chế biến c - Đồ uống có cồn (nam) Lượng mỡ cơ thể Lượng mỡ ổ bụng Adult attained height |
Vú: tiền mãn kinh | Cho bú | - Đồ uống có cồn |
Vú: sau mãn kinh | Cho bú | Đồ uống có cồn Lượng mỡ cơ thể |
Nội mạc tử cung | Lượng mỡ cơ thể | |
Thận | Lượng mỡ cơ thể |
1.2 Bằng chứng có thể (mức độ thứ 2)
Vị trí ung thư | Giảm nguy cơ | Tăng nguy cơ |
Miệng, hầu họng | Rau không có tinh bột Quả Thực phẩm chứa carotenoid | |
Mũi họng | Cá muối kiểu Hồng kông | |
Thực quản | Rau không có tinh bột Quả Thực phẩm chứa carotenoid Thực phẩm chứa vitamin C | Mate (nước uống truyền thống ở nam phi, uống bằng ống hút kim loại |
Phổi | Quả Thực phẩm chứa carotenoid | |
Dạ dày | Rau xanh Rau họ hành Quả | Muối Thực ăn muối, thức ăn mặn |
Tụy | Thực phẩm chứa folate | Mỡ bụng |
Túi mật | Lượng mỡ cơ thể | |
Gan | Đồ uống có cồn | |
Đại trực tràng | Thực phẩm chứa chất xơ Tỏi Sữa Canxi | Đồ uống có cồn (nữ) |
Vú: tiền mãn kinh | Mỡ cơ thể | Cân nặng sơ sinh to |
Vú: sau mãn kinh | Hoạt động thể lực | Lượng mỡ bụng Tăng cân ở người trưởng thành |
Buồng trứng | Adult attained height | |
Nội mạc tử cung | Hoạt động thể lực | Lượng mỡ bụng |
Tiền liệt tuyến | Thực phẩm chứa lycopene Thực phẩm chứa selen Selen | Chế độ ăn giàu canxi |
Da | Nước uống có asen |
2. Tổng quan các nghiên cứu về mối tương quan giữa dinh dưỡng và nguy cơ gây ung thư
2.1. Các bằng chứng đã được chứng minh một cách chắc chắn:
2.1.1. Đồ uống có cồn:
(a) Cơ chế
Theo phân loại của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), rượu được phân loại là tác nhân gây ung thư mức độ 1 (class 1). Dạng chuyển hóa phản ứng của rượu như acetaladehyde có thể là tác nhân gây ung thư. Chất này có mối tương tác với hút thuốc lá. Thuốc lá có thể gây ra đột biến nhất định trên DNA và sửa chữa kém hiệu quả khi có mặt của rượu. Rượu đồng thời cũng hoạt động như là dung môi kích thích sự thâm nhập của các phân tử gây ung thư khác vào tế bào cơ. Ngoài ra, hiệu quả của rượu làm trung gian cho sản xuất prostaglandins, oxy hóa lipid và tạo các oxygen gốc tự do. Những người uống nhiều rượu thường ăn ít chất dinh dưỡng cần thiết, do vậy làm cho các mô tăng nhạy cảm với quá trình sinh ung thư.
(b) Đồ uống có cồn và ung thư miệng, hầu và thanh quản
Cho đến nay, có 5 nghiên cứu thuần tập, 89 nghiên cứu bệnh chứng, 4 nghiên cứu sinh thái học về mối tương quan giữa đồ uống có cồn và ung thư miệng, hầu, thanh quản. Các nghiên cứu thuần tập và gần như tất cả nghiên cứu bệnh chứng đều cho thấy tăng nguy cơ. Kết quả từ các nghiên cứu thuần tập chỉ ra rằng: tăng 24% nguy cơ cho 1 lần uống/tuần; nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra tăng 3% cho 1 lần uống/tuần. Nghiên cứu cohort cũng chỉ ra mối liên quan phụ thuộc liều (đường cong tuyến tính).
Có nhiều bằng chứng và bằng chứng nhất quán từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng về mối liên hệ phụ thuộc liều. Bằng chứng rằng đồ uống có cồn là nguyên nhân ung thư miệng, hầu thanh quản là rất thuyết phục. Hút thuốc lá đồng thời với uống rượu làm tăng nguy cơ hơn chỉ hút thuốc hay uống rượu.. Tuy nhiên, ngưỡng an toàn của rượu chưa được xác định
(c) Đồ uống có cồn và ung thư thực quản
Có 8 nghiên cứu thuần tập, 56 nghiên cứu bệnh chứng, 10 nghiên cứu sinh thái học, tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra tăng lượng rượu tiêu thụ và tăng nguy cơ ung thư thực quản. Phân tích từ số liệu của các nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra tăng 4% cho 1 lần uống/tuần. Mối liên quan phụ thuộc liều thấy rõ từ các số liệu bệnh chứng, và không có ngưỡng rõ ràng.
Có nhiều bằng chứng và bằng chứng nhất quán từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng về mối liên hệ phụ thuộc liều với cơ chế rõ ràng. Bằng chứng chứng tỏ đồ uống có cồn là nguyên nhân ung thư thực quản là rất thuyết phục.
(d) Đồ uống có cồn và ung thư đại trực tràng
24 nghiên cứu thuần tập điều tra về đồ uống có cồn, trong đó 13 nghiên cứu thuần tập và 41 nghiên cứu bệnh chứng nghiên cứu về lượng ethanol tiêu thụ. Gần như tất cả các nghiên cứu thuần tập chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng rượu khẩu phần, không có nghiên cứu nào chỉ ra kết quả ngược lại. Kết quả từ các nghiên cứu thuần tập cho thấy nguy cơ tăng 9% cho mỗi 10g ethanol/ngày. Phân tích trên 4600 ca ung thư đại trực tràng trong số trên 475000 đối tượng, theo dõi từ 6-16 năm chỉ ra tăng 41% đối với nhóm uống rượu nhiều nhất. Có sự khác biệt về giới, với nam cao hơn nữ. Nguy cơ tăng lên ở nam có thể vì thường nam uống nhiều rượu hơn. Đồng thời, nam và nữ có sở thích về loại rượu khác nhau, có thể có khác biệt trong chuyển hóa rượu hoặc tính nhạy cảm với rượu. Số liệu cũng gợi ý mối liên hệ đáp ứng liều kiểu chữ J, với lượng uống ít liên quan với nguy cơ thấp hơn khi so với không uống.
Bằng chứng thuyết phục rằng uống trên 30g ethanol từ đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng ở nam, có thể gây ung thư ở nữ. Các bằng chứng nhiều và thống nhất từ các nghiên cứu thuần tập, và rõ ràng là có mối quan hệ phụ thuộc liều.
(e) Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú tiền mãn kinh
Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đều chỉ ra uống rượu liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Rượu can thiệp vào chuyển hóa oestrogen và hoạt động theo nhiều cách, ảnh hưởng đến nồng độ hóc môn và thụ thể oestrogen. Có mối tương tác giữa folate và rượu ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư: tăng tình trạng folate giảm nhẹ một phần nguy cơ của tăng lượng rượu tiêu thụ.
Có nhiều bằng chứng và bằng chứng nhất quán từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng về mối liên hệ giữa uống rượu và nguy cơ ung thư vú tiền mãn kinh, mối liên hệ này phụ thuộc liều
2.1. 2 Mỡ cơ thể và ung thư thực quản, tụy, đại trực tràng, vú, nội mạc tử cung, thận
(a) Cơ chế:
Lượng mỡ cơ thể cao ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hóc môn trong tuần hoàn như insulin, yếu tố sinh trưởng giống insulin, và oestrogen, tạo ra môi trường kích thích ung thư và giảm quá trình chết theo chương trình. Lượng mỡ cơ thể cũng kích thích đáp ứng viêm, đáp ứng này cũng góp phần vào quá trình bắt đầu và tiến triển của bệnh ung thư.
(b) Lượng mỡ cơ thể và ung thư thực quản
Nhiều nghiên cứu điều tra BMI tương quan với ung thư thực quản thể tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến. Mặc dù khi phân tích riêng rẽ, kết quả không nhất quán với các loại ung thư tế bào vảy, tế bào tuyến, và ung thư thực quản nói chung nhưng vẫn thấy tăng nguy cơ khi có BMI tăng. Kết quả từ các nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra nguy cơ tăng 55% cho 5kg/m2. Mối liên hệ phụ thuộc liều là rõ ràng, thống nhất cho cả yếu tố địa lý và thời gian đối với cả BMI và ung thư biểu mô tuyến. Lượng mỡ cơ thể cao liên quan đến tăng trào ngược dạ dày thực quản và bệnh Barrett thực quản.
Dịch tễ học thống nhất với bằng chứng về mối liên hệ phụ thuộc đáp ứng liều và cơ chế sinh bệnh trên người. Mỡ cơ thể nhiều là nguyên nhân của ung thư thực quản biểu mô tuyến là thuyết phục
(c) Mỡ cơ thể và ung thư tụy
Các nghiên cứu thuần tập đều chỉ ra nguy cơ tăng khi lượng mỡ trong cơ thể tăng và các nghiên cứu bệnh chứng cho kết quả không nhất quán. Kết quả từ các nghiên cứu thuần tập cho thấy nguy cơ tăng 14% khi cứ tăng 5kg/m2. Tính không thống nhất có thể giải thích bởi một số nghiên cứu không điều chỉnh với yếu tố hút thuốc. Cơ chế sinh học giải thích cho mối liên quan trên cũng rõ. Có mối liên hệ giữa tăng BMI hoặc lượng mỡ cơ thể với kháng insulin và đái tháo đường. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến nồng độ của nhiều hóc môn
(d) Mỡ cơ thể và ung thư đại trực tràng
Có 6 nghiên cứu thuần tập và 86 nghiên cứu bệnh chứng điều tra về mỡ cơ thể tính theo BMI trong mối tương quan với ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu thuần tập đều chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng mỡ cơ thể. Kết quả phân tích từ các số liệu của nghiên cứu thuần tập chỉ ra tăng nguy cơ 15% cho mỗi 5kg/m2. Tính không đồng nhất giải thích một phần bởi sự khác biệt giới tính và địa lý. Bằng chứng nhất quán và nguy cơ tăng hơn đối với ung thư đại tràng so với ung thư trực tràng.
Có lượng lớn số liệu từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều rõ ràng giữa lượng mỡ cơ thể và ung thư đại trực tràng, với cơ chế giải thích rõ ràng. Tăng lượng mỡ cơ thể là nguyên nhân thuyết phục gây ung thư đại trực tràng
(e) Mỡ cơ thể và ung thư vú sau mãn kinh
Cho tới nay có 43 nghiên cứu thuần tập, 100 nghiên cứu bệnh chứng và 2 nghiên cứu sinh thái học điều tra lượng mỡ cơ thể bằng cách đo BMI và sự tương quan với ung thư vú sau mãn kinh. Khi nhóm cho tất cả các lứa tuổi, số liệu không đồng nhất. Tuy nhiên, ảnh hưởng thống nhất khi phân theo tình trạng mãn kinh hay không. Mầu hết các nghiên cứu chỉ ra giảm nguy cơ ung thư vú trước khi mãn kinh, và tăng nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh khi tăng lượng mỡ cơ thể. Đối với ung thư chẩn đoán trước khi mãn kinh, kết quả từ phân tích các số liệu thuần tập chỉ ra giảm 15% cho mỗi 5kg/m2; phân tích số liệu bệnh chứng chỉ ra tăng 15% cho mỗi 5kg/m2. Đối với ung thư chẩn đoán sau mãn kinh, phân tích số liệu nghiên cứu cohort chỉ ra 8% tăng lên với mỗi 5kg/m2, phân tích số liệu của nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra tăng nguy cơ 13% chô mỗi 5kg/m2.
Phân tích chỉ ra nguy cơ tăng đáng kể đối với ung thư sau mãn kinh. Một trong những nghiên cứu chỉ ra giảm đáng kể nguy cơ đối với ung thư vú trước mãn kinh. Phân tích trên 7 nghiên cứu thuần tập trên 337000 đối tượng, theo dõi trong 11 năm với trên 4300 trường hợp ung thư. Chỉ ra giảm nguy cơ 14% với 5kg/m2 đối với ung thư chẩn đoán trước mãn kinh và 9% tăng nguy cơ với 5kg/m2 đối với ung thư chẩn đoán sau mãn kinh. Phân tích khác dựa vào 53 nghiên cứu bệnh chứng với trên 58000 bệnh và trên 95000 chứng, chỉ ra tăng 19% nguy cơ với mỗi 5kg/m2 đối với ung thư vú sau mãn kinh.
Không có một cơ chế đơn lẻ nào giải thích lượng mỡ cơ thể có thể phòng ung thư vú trước mãn kinh. Theo thuyết oestrogen cộng với progesterone, những người phụ nữ thừa cân trước mãn kinh sẽ được bảo vệ vì ít phơi nhiễm với progesterone nội sinh. Tuy nhiên, học thuyết này không dược ủng hộ bằng các nghiên cứu gần đây. Nồng độ progesterone tự nhiên có thể là yếu tố bảo vệ, và dinh dưỡng tốt hoặc có thể ở phụ nữ thừa dinh dưỡng, người có thể bị thừa cân thời trưởng thành có thể được bởi vệ bởi tình trạng sinh đẻ tự nhiên của họ. Một cơ chế khác có thể là tăng nồng độ oestrogen do mô mỡ sản sinh ở trẻ thừa cân có thể làm biệt hóa sớm các tế bào vú và xóa bỏ một số đích chuyển dạng ác tính. Anovulation và hồ sơ hóc môn bất thường liên quan đến béo phì. Kiểu mối liên quan với ung thư vú với BMI do vậy có thể được giải thích chủ yếu bởi mối quan hệ với nồng độ hóc môn giới tính nội sinh.
Ung thư vú được chẩn đoán sau mãn kinh phổ biến hơn rất nhiều. Do vậy, trong suốt cuộc đời, giảm nguy cơ của ung thư vú trước mãn kinh được coi là nhẹ hơn tăng nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh.
Ung thư trước mãn kinh: Có nhiều bằng chứng về dịch tễ học với mối liên hệ phụ thuộc liều, nhưng cơ chế vẫn chưa rõ. Lượng mỡ cơ thể cao bảo vệ chống lại ung thư vú trước mãn kinh.
Ung thư sau mãn kinh. Có nhiều bằng chứng và cơ chế rõ ràng với mối liên hệ phụ thuộc liều. Bằng chứng rằng lượng mỡ cơ thể cao là nguy cơ của ung thư vú sau mãn kinh là thuyết phục.
(f) Mỡ cơ thể và ung thư nội mạc tử cung
23 nghiên cứu thuần tập, 16 nghiên cứu bệnh chứng và 2 nghiên cứu cắt ngang điều tra về mỡ cơ thể tính theo BMI và sự liên quan với ung thư nội mạc tử cung. 3 nghiên cứu thuần tập và 6 nghiên cứu bệnh chứng điều tra BMI ở người trẻ trưởng thành. Gần như toàn bộ các nghiên cứu thuần tập đều chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng mỡ cơ thể, trên một nửa là rất có ý nghĩa. Phân tích số liệu thuần tậpp chỉ ra tăng nguy cơ 52% cho mỗi 5kg/m2, 31% cho mỗi 5kg/m2 trên người trẻ. Phân tích bệnh chứng chỉ ra tăng 56% cho mỗi 5kg/m2, và trên nghiên cứu bệnh chứng là 56% cho mỗi 5kg/m2, tăng nguy cơ không có ý nghĩa đối với BMI người trẻ trưởng thành.
Có lượng lớn số liệu từ các nghiên cứu cohort và bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều rõ ràng giữa lượng mỡ cơ thể và ung thư nội mạc tử cung, có cơ chế giải thích rõ ràng. Tăng lượng mỡ cơ thể là nguyên nhân thuyết phục gây ung thư nội mạc tử cung.
(g) Mỡ cơ thể và ung thư thận
Cho tới nay có 17 nghiên cứu thuần tập và 20 nghiên cứu bệnh chứng điều tra về mỡ cơ thể tính theo BMI với sự xuất hiện ung thư thận. Gần như toàn bộ các nghiên cứu thuần tập đều chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng mỡ cơ thể, không có nghiên cứu nào chỉ ra giảm nguy cơ. Phân tích số liệu thuần tập chỉ ra tăng nguy cơ 31% cho mỗi 5kg/m2, nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra tăng 205% (điều chỉnh hút thuốc lá) hoặc 42% (không điều chỉnh) cho mỗi 5kg/m2. Tính không đồng nhất giải thích một phần do không điều chỉnh với yếu tố hút thuốc lá. Ngoài cơ chế chung, trong các nghiên cứu thực nghiệm người ta chỉ ra vai trò của insulin và leptin trong ung thư tế bào thận.
Có lượng lớn số liệu từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều rõ ràng với lượng mỡ cơ thể, có cơ chế giải thích rõ ràng. Tăng lượng mỡ cơ thể là nguyên nhân thuyết phục gây ung thư thận
2.1.3 Bổ sung beta-carotene và ung thư phổi
4 thử nghiệm ngẫu nhiên và 2 nghiên cứu thuần tập nghiên cứu về bố sung beta-carotene. Trong số đó, một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng tiến hành trên người hút thuốc lá. Nghiên cứu này cho thấy tăng nguy cơ đáng kể có ý nghĩa lên 17% khi bổ sung 20mg beta-carotene hàng ngày. Đồng thời cũng gợi ý rằng hút thuốc lá nặng (nhiều) còn làm tăng nguy cơ hơn. Thử nghiệm và các nghiên cứu khác trên người không hút thuốc lá không chỉ ra nguy cơ này.
Có mối liên hệ rõ ràng giữa beta-carotene, hút thuốc nặng, và kiểu gen của glutathione S-transferase (GST). GST là một enzzyme chống độc, chống ung thư. Bổ sung beta-carotene trên người không có GSTM1 (1 loại của GST gen) người hút trên 42 điếu thuốc 1 ngày so với người không có GSTM1, hút dưới 37 điếu thuốc 1 ngày. Người ta quan sát thấy nguy cơ tương đối là 6.01 (CI 95 là 1.9-19.08).
Có thể là mối liên quan bảo vệ như khi ăn thực phẩm có carotenoid bị mất hoặc bị đảo ngược khi dùng bổ sung liều cao, liều dược học. Trong một nghiên cứu trên động vật, beta-carotene liều nhỏ bảo vệ chống lại những biến đổi do do hút thuốc gây ra trên gen p53, kiểm soát khối u trong khi dùng liều cao lại kích thích khối u này. Cách giải thích thứ 2 liên quan đến tính tự nhiên của phức hợp carotenoids. Có thể mối liên quan bảo vệ không phải do chất trong thuốc bổ sung mà là do carotenoids có trong thực phẩm, hoặc hành vi ăn uống hoặc liên quan đến sức khỏe khác.
2.1. 4 Nước uống có asen và ung thư phổi
Tất cả các nghiên cứu thuần tập, bệnh chứng và sinh thái đều chỉ ra mối liên hệ giữa tăng nồng độ asen trong nước uống và tăng nguy cơ ung thư phổi. Người ta thấy rằng nguy cơ tăng 300% ở mức cao nhất.
Asen tan trong nước gây ung thư phối trên mô hình động vật thực nghiệm. Ở người, asen gây ra đột biến trên nhiễm sắc thể (yếu tố gây đột biến liên quan đến nhiều gen, thường gây ra mất đoạn hoặc sắp xếp lại). Nó đồng thời cũng hoạt động như là chất đồng đột biến hiệp lực. Tiếp xúc với asen cũng gây ra bệnh phổi mãn tính. Ủy ban chuyên gia của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm đã xếp ngưỡng dung nạp cho phép hàng tuần là 0.015mg/kg cân nặng cơ thể.
Bằng chứng có nhiều và nhất quán từ các nghiên cứu thuần t ập và bệnh chứng cũng như các nghiên cứu sinh thái học. Có mối liên quan đáp ứng liều, và cỡ có hiệu quả tương đối lớn. Cơ chế rõ ràng, bằng chứng asen trong nước uống gây ung thư phổi là thuyết phục.
2.1. 5 Aflatoxin và ung thư gan
5 nghiên cứu thuần tập và 7 nghiên cứu bệnh chứng về các chỉ số sinh hóa khi nhiễm aflatoxin. Tất cả các nghiên cứu thuần tập và hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng đều chỉ ra rằng tăng nguy cơ khi tăng phơi nhiễm. Hầu hết các nghiên cứu thuần tập chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều. Ảnh hưởng ước tính thay đổi từ 3 đến 7 lần tăng nguy cơ đối với trường hợp nhiễm nhiều nhất.
Cơ chế rõ thông qua sản phẩm chuyển hóa của aflatoxin B1, được biết như chất gây độc gen và được hình thành ở gan. Nó trực tiếp làm tổn thương DNA, tạo ra adduct. Hoạt tính của enzyme GST có thể tạo ra nồng độ adduct thấp hơn giữa các kiểu gen khác nhau. Bằng chứng rõ ràng và thống nhất rằng kiểu gen GST bảo vệ chống lại tăng nguy cơ ung thư gan trên những trường hợp viêm gan kết hợp với nhiễm aflatoxin. Điều này hỗ trợ vai trò nguyên nhân đối với aflatoxin B1 trên cá trường hợp ung thư tế bào gan.
Các nghiên cứu bệnh chứng và thuần tập đều cho nhiều bằng chứng thống nhất và cơ chế mối liên hệ aflatoxin và ung thư gan là rõ ràng. Bằng chứng aflatoxin và các thực phẩm chứa aflatoxin gây ung thư gan là thuyết phục
2.1. 6 Thịt đỏ và ung thư đại trực tràng
16 nghiên cứu thuần tập và 71 nghiên cứu bệnh chứng điều tra về thịt đỏ và ung thư đại trực tràng. Gần như tất cả các nghiên cứu thuần tập đều chỉ ra tăng nguy cơ khi tăng lượng khẩu phần. Phân tích các số liệu thuần tập chỉ ra tăng nguy cơ 43% khi ăn 1 lần/tuần, hoặc lên 15% khi ăn 50g/ngày. Tính không đồng nhất không thể giải thích đầy đủ được nhưng một số nghiên cứu gộp cả thịt chế biến sẵn vào thành loại “thịt đỏ”. Cơ chế có thể giải thích cho mối liên quan này là việc tạo ra hợp chất gây ung thư N-nitrố. Một số loại thịt nấu ở nhiệt độ cao làm tạo ra các hợp chất amin dị vòng và các hydrocarbon đa vòng thơm. Thịt đỏ cũng chứa sắt Hem, và sắt tự do dẫn đến việc tạo các gốc tự do.
Có lượng lớn số liệu từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều giữa tiêu thụ thịt đỏ và ung thư đại trực tràng, có cơ chế giải thích rõ ràng. Thịt đỏ là nguyên nhân thuyết phục gây ung thư đại trực tràng
2.1. 7 Cho con bú và nguy cơ ung thư vú
1 nghiên cứu thuần tập và 37 nghiên cứu bệnh chứng điều tra những người cho con bú so với những người không bao giờ cho bú; 5 nghiên cứu thuần tập và 55 nghiên cứu bệnh chứng điều tra về tổng thời gian cho bú. 1 nghiên cứu thuần tập và phần lớn các nghiên cứu bệnh chứng đều chỉ ra giảm nguy cơ với những người đã từng cho con bú so với những người không bao giờ cho con bú. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra giảm nguy cơ khi tăng thời gian cho bú. Phân tích các số liệu bệnh chứng chỉ ra giảm 3% cho mỗi 5 tháng thời gian cho bú; phân tích các số liệu của nghiên cứu cohort chỉ ra giảm nguy cơ không có ý nghĩa. PHân tích từ 47 nghiên cứu dịch tễ trên 30 nước (trên 50000 chứng và gần 97000 bệnh nhân ung thư vú) cho thấy giảm nguy cơ đáng kể có ý nghĩa 4.3% chô mỗi 12 tháng cho bú. Tình trạng mãn kinh không ảnh hưởng.
Tạo sữa/cho bú liên quan đến tăng biệt hóa của tế bào vú và với giảm phơi nhiễm với hóc môn giới tính nội sinh trong quá trình mất kinh đi kèm với cho bú. Ngoài ra, sự tróc vẩy mạnh của mô tuyến vú trong quá trình cho bú và apoptosis nhiều trên nội mạc/mô vào cuối giai đoạn cho bú có thể làm giảm nguy cơ loại trừ tế bào với khả năng bị tổn thương DNA.
Có nhiều bằng chứng dịch tễ học từ cả nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ đồng nhất phụ thuộc liều. Cơ chế sinh học cho mối liên hệ này rõ ràng. Bằng chứng cho bú bảo vệ với cả ung thư trước và sau mãn kinh đều thuyết phục
2.1.8 Hoạt động thể lực và ung thư đại trực tràng
17 nghiên cứu thuần tập về hoạt động thể lực toàn bộ, trong đó 12 nghiên cứu điều tra hoạt động thể lực nghề nghiệp, có 24 nghiên cứu điều tra hoạt động thể lực thuộc hoạt động giải trí. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan giữa tăng hoạt động thể lực và giảm nguy cơ ung thư. Số liệu đồng thời cũng chỉ ra hiệu quả giảm đi hoặc mất hẳn đối với ung thư trực tràng. Nói chung, bằng chứng là thống nhất. Một phân tích trên 19 nghiên cứu thuần tập cũng ghi lại giảm nguy cơ có ý nghĩa đối với giảm nguy cơ cho ung thư đại tràng nhưng không đối với ung thư trực tràng.
Hoạt động thể lực mức độ vừa, duy trì liên tục làm tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu thụ oxy tối đa. Về lâu dài, giai đoạn thường xuyên tiến hành các hoạt động thế này làm tăng hiệu quả và khả năn g (capacity) chuyển hóa của cơ thể cũng như làm giảm huyết áp và giảm tính kháng insulin. Hoạt động thể lực cũng làm tăng vận động của ruột.
Có nhiều bằng chứng dịch tễ học từ các nghiên cứu thuần tập tưong lai chỉ ra giảm nguy cơ của ung thư đại trực tràng với tăng hoạt động thể lực cũng như với tần xuất và mức độ hoạt động thể lực, mối liên hệ phụ thuộc liều. Mối liên hệ này đối với ung thư trực tràng không rõ bằng ung thư đại tràng. Cơ chế của mối liên hệ này rõ. Bằng chứng rằng tăng hoạt động thể lực, trong khuôn khổ các nghiên cứu bảo vệ ung thư đại tràng là thuyết phục.
2.2. Bằng chứng có thể của một số loại thực phẩm dinh dưỡng và ung thư
2.2.1. Rau quả, thực phẩm chứa carotenoid, thực phẩm chứa vitamin C và giảm nguy cơ ung thư miệng, hầu họng, thực quản, phổi, dạ dày
(a) Cơ chế chung
Rau
Người ta cho rằng trong rau có nhiều thành phần tạo ra đặc tính bảo vệ này. Thành phần này bao gồm chất xơ, carotenoidss, folate, slenium, glucosinolates, dithiolothiones, indoles, coumarine, ascrobate, chlorophyl, flavonoidss, allylsulphides, và phytoestrogen. Các chất chống oxy hóa bắt các gốc tự do và các phân tử oxygen phản ứng (ROS), bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa. Khó có thể làm sáng tỏ tầm quan trọng tương đối của mỗi thành phần và dường như mỗi hiệu quả bảo vệ đều xuất phát từ sự kết hợp các ảnh hưởng đến nhiều con đường liên quan đến quá trình sinh ung thư.
Quả
Quả là nguồn vitamin C và các chất chống oxy hóa khác như carotenoidss, phenols và flavonoidss cũng như các chất hóa thực vật có hoạt tính có tiềm năng khác. Các chất oxy hóa giữa các gốc tự do và các phân tử oxygen phản ứng, bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa. Khó có thể phát hiện tầm quan trọng của mỗi yếu tố, và dường như hiệu quả bảo vệ từ việc kết hợp các ảnhhưởng theo nhiều con đường liên quan đến quá trình sinh ung thư.
Carotenoids
Trên thực nghiệm, carotenoids có hiệu quả khi giảm tổn thương tế bào trong miệng, vệc tổn thương tế bào này đóng vai trò như tiền chất dẫn đến ung thư ở vùng này. Carotenoid là chất chống oxy hóa. Các tổn thương oxy hóa gắn với các thông tin về mô thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Các stress oxy hóa làm tổn thương DNA. Điều này có thể ngăn chặn được hoặc hạn chế được bằng các chất chống oxy hóa từ chế độ ăn được tìm thấy trong quả và rau.
(b) Ung thư miệng, hầu họng
Rau
Hiện nay, có khoảng 31 nghiên cứu bệnh chứng và 3 nghiên cứu sinh thái nghiên cứu về rau màu xanh. Các nhóm khác nghiên cứu phối hợp rau màu xanh và quả (1 nghiên cứu thuần tập và 6 bệnh chứng); rau tươi (23 bệnh chứng), rau nhóm cải… Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra khi ăn tăng lượng rau thì nguy cơ giảm. Phân tích chỉ ra giảm nguy cơ đến 28% cho mỗi 50g/ngày. Mối liên hệ phụ thuộc liều cho thấy hiệu quả nhất khi ở increment đầu tiên.
Nhiều bằng chứng nhất quán về rau xanh, hầu hết từ các nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều. Có bằng chứng tin cậy đối với cơ chế bảo vệ này. Rau xanh có thể bảo vệ chống lại ung thư miệng, hầu, họng.
Quả
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra giảm nguy cơ. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu (meta-analysi) cho thấy giảm nguy cơ 18% cho 100g quả trong 1 ngày đối với các loại quả nói chung và 24% cho 50g quả họ cam, quít, bưởi…Mối liên quan phụ thuộc liều gợi ý rằng hiệu quả lớn nhất đối với increment đầu tiên; và rằng việc tiêu thụ một số quả có hiệu quả bảo vệ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là hiệu quả này có tiếp tục theo kiểu tuyến tính hay không. Có thể đây chỉ là yếu tố giả do bị gây nhiễu bởi yếu tố như hút thuốc lá.
Các nghiên cứu về ăn kết hợp giữa rau và quả chỉ ra bằng chứng về mối liên quan giảm nguy cơ.
Bằng chứng bao gồm các loại thực phẩm mặc dù phần lớn từ các nghiên cứu bệnh chứng, là nhất quán với mối liên quan phụ thuộc liều. Có bằng chứng giải thích cho cơ chế này. Quả chín có thể bảo vệ chống lại ung thư miệng, hầu, thanh quản…
Thực phẩm chứa carotenoid
Các nghiên cứu hầu hết đều chỉ ra giảm nguy cơ khi tăng khẩu phần carotenoids. Các thông tin kết quả chủ yếu đến từ nguồn thức ăn chứ không phải từ nguồn thực phẩm chức năng (supplement) do vậy không có hiệu quả nào có thể qui riêng cho carotenoid tách biệt với thực phẩm.
Có tương đối nhiều bằng chứng mặc dù với nhiều loại carotenoids khác nhau nhưng đều thống nhất với mối liên quan phụ thuộc iều. Có cơ chế giải thích cho hiện tượng này. Do vậy, thực phẩm chứa carotenoidss có thể bảo vệ chống lại ung thư miệng, hầu họng.
(c) Ung thư thực quản
Rau không có tinh bột
Có 5 nghiên cứu thuần tập, 37 nghiên cứu bệnh chứng và 6 nghiên cứu sinh thái nghiên cứu về rau không chứa tinh bột. Các nhóm khác nghiên cứu phối hợp rau và quả (8 bệnh chứng); rau tươi (16 bệnh chứng), rau nhóm cải (1 nghiên cứu thuần tập và 5 bệnh chứng), rau họ hành (1 thuần tập và 8 bệnh chứng), rau lá xanh (1 thuần tập, 11 bệnh chứng) và cà chua (1 thuần tập và 9 bệnh chứng). Tất cả các nghiên cứu rau tươi và hầu hết các nghiên cứu khác chỉ ra giảm nguy cơ khi tăng lượng rau. Phân tích chỉ ra giảm nguy cơ đến 31% cho mỗi 50g/ngày.
Nhiều bằng chứng nhất quán về rau xanh, hầu hết từ các nghiên cứu bệnh chứng chứ không phải từ nghiên cứu cohort chỉ ra mối liên hệ phụ thuộc liều. Có bằng chứng tin cậy đối với cơ chế bảo vệ này. Rau xanh có thể bảo vệ chống lại ung thư thực quản
Quả
Có 4 nghiên cứu thuần tập, 36 nghiên cứu bệnh chứng và 7 nghiên cứu sinh thái nghiên cứu về quả. Có 1 nghiên cứu thuần tập, 16 nghiên cứu bệnh chứng, 1 nghiên cứu dịch tễ nghiên cứu về quả chua (họ cam, chanh). Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra giảm nguy cơ khi tăng khẩu phần. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu (meta-analysi) cho thấy giảm nguy cơ 22% cho 50g quả trong 1 ngày đối với các loại quả nói chung và 30% cho 50g quả họ cam, quít, bưởi/ngày. Mối liên quan phụ thuộc liều.
Bằng chứng bao gồm các loại thực phẩm mặc dù phần lớn từ các nghiên cứu bệnh chứng, là nhất quán với mối liên quan phụ thuộc liều. Có bằng chứng giải thích cho cơ chế này. Quả chín có thể bảo vệ chống lại ung thư thực quản.
Thực phẩm chứa carotenoid
10 nghiên cứu bệnh chứng về beta-carotene khẩu phần, 3 nghiên cứu thuần tập và 1 nghiên cứu bệnh chứng về beta-carotene huyết thanh, 1 nghiên cứu thuần tập và 3 nghiên cứu bệnh chứng về carotenoid tiền vitamin A. Hầu hết đều chỉ ra mối liên quan giảm nguy cơ. Các thông tin kết quả chủ yếu đến từ nguồn thức ăn chứ không phải từ nguồn thực phẩm chức năng (supplement) do vậy không có hiệu quả nào có thể qui riêng cho carotenoid tách biệt với thực phẩm.
Carotenoid là chất chống oxy hóa, có thể phòng oxy hóa lipid và các stress oxy hóa
Có tương đối nhiều bằng chứng nhất quán quan trọng từ cả nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng. Thực phẩm chứa carotenoidss có thể bảo vệ chống lại ung thư thực quản
2.2.2. Cá muối kiểu Hồng kông và ung thư mũi họng
1 nghiên cứu thuần tập và 21 nghiên cứu bệnh chứng trên chế độ ăn của người lớn, chỉ a tăng nguy cơ khi ăn nhiều. Phân tích cho thấy tăng 28% nguy cơ cho 1 lần ăn trong 1 tuần. Số liệu về chế độ ăn của trẻ em chỉ ra tăng nguy cơ khi phơi nhiễm sớm ở giai đoạn đầu đời.
Cá muối kiểu Hồng kông được làm khô trong điều kiện tự nhiên, phơi ngoài trời. Như được chế biến ở miền nam trung quốc, xử lý ít muối hơn dùng ở miền bắc. đồng thời cũng lên men trong quá trình làm khô ở dưới điều kiện khí hậu nóng ẩm của Trung quốc.
Nồng độ cao các chất nitrate và nitrosamine giải thích cho tăng nguy cơ liên quan đến cá muối. Nitrosamine được biết là yếu tố gây ung thư và ung thư trên động vật gây ra do đột biến gen. Vai trò trực tiếp của nitrosamine trong quá trình gây ung thư được củng cố ở những người mang alen CYP2E1 thấy tăng nguy cơ ung thư mũi họng. Enzyme CYP2E1 được tiết ra ở mũi họng và liên quan đến hoạt hóa chuyển hóa của nitrosamine thành các chất gây ung thư. Ngoài ra các bằng chứng khác chỉ ra thành phần của cá muối có thể chứa các chất hoạt hóa virus Epstein-Bar, mặc dù người ta vẫn chưa xác định được yếu tố hoạt hóa chính.
Các bằng chứng thống nhất từ nhiều nghiên cứu bệnh chứng và chỉ ra hiệu quả đáp ứng (phụ thuộc) liều. Cơ chế sinh học có thể giải thích cho trường hợp này, do vậy cá muối kiểu Hồng kông có thể là nguy cơ của ung thư mũi họng.3.8 Cân nặng sơ sinh to và ung thư vú tiền mãn kinh
2.2.3 Hoạt động thể lực và ung thư vú sau mãn kinh
2 nghiên cứu thuần tập và 6 nghiên cứu bệnh chứng có báo cáo về ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.. Cả 2 nghiên cứu thuần tập đều cho thấy giảm nguy cơ ở nhóm hoạt động thể lực cao nhất khi so sánh với nhóm hoạt động thể lực thấp nhất. ước tính sự kết hợp RR 0,43 (95%CI 0,19-0,96) và RR 0,2 (95%CI 0,5-1,0), so sánh mức hoạt động cao trong nhóm phụ nữ ít hoạt động.5 nghiên cứu bệnh chứng báo cáo về giảm nguy cơ ở nhóm hoạt động thể lực cao khi so sánh với nhóm thấp nhất, kết quả này có ý nghĩa trong 3 nghiên cứu. 1 nghiên cứu cho thấy sự tăng nguy cơ không có ý nghĩa.
Liên quan tới việc hoạt động thể lực trong nghề nghiệp, có 5 nghiên cứu thuần tập và 4 nghiên cứu bệnh chứng co báo cáo về ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Cả 5 nghiên cứu thuần tập đều báo cáo giảm nguy cơ ở nhóm hoạt động thể lực cao nhất khi so sánh với nhóm thấp nhất, có ý nghĩa trong 1 nghiên cứu. ước tính độ mạnh của kết hợp với RR 0,85 (95%CI 0,57-1,28) và RR 0,78 (95%CI 0,52-1,18) khi so sánh giữa nhóm hoạt động cao với nhóm hoạt động thấp. Độ mạnh kết hợp là RR 1,5 (95%CI 0,7-2,8) và RR 1,3 (95%CI 1,1-1,7) khi so sánh giữa nghề nghiệp phải ngồi nhiều khi so sánh với nghề nghiệp không ngồi nhiều.
Với các hoạt động khi nghỉ ngơi, có 11 nghiên cứu thuần tập và 6 nghiên cứu bệnh chứng nghiên cứu về ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.9 nghiên cứu thuần tập báo cáo về việc giảm nguy cơ ở nhóm hoạt động cao nhất khi so sánh với nhóm hoạt động thấp nhất, có ý nghĩa ở 2 nghiên cứu. 2 trong các nghiên cứu chỉ ra sự tăng nguy cơ không có ý nghĩa. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu có thể thực hiện được với 3 nghiên cứu, đưa ra ước tính độ kết hợp RR 0,97 (95%CI 0,95-0,99) với 7 MET-giờ trong tuần, không có tính đồng nhất. Phân tích tổng hợp các bài báo có thể thực hiện được trong 5 nghiên cứu bệnh chứng cho kết quả ước tính RR 0,97 (95%CI 0,95-1,00) với 7 MET-giờ trong tuần, đồng nhất ở mức trung bình.
Có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu tiến cứu chỉ ra nguy cơ thấp hơn ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh với nhóm có hoạt động thể lực cao, tương quan với sự đáp ứng-liều, mặc dù có một vài sự không đồng nhất. Có ít bằng chứng về tần suất, thời gian, độ mạnh của hoạt động. Cũng có những bằng chứng về cơ chế hoạt động trên người. Hoạt động thể chất có thể bảo vệ chống lại ung thư vú sau mãn kinh.