Thể cấp tính: chân răng đỏ, sưng, đau, ấn mạnh có thể có mủ chảy ra, người bệnh có thể sốt, nổi hạch dưới hàm.
- Phép chữa: thanh nhiệt tiêu sưng.
Thuốc ngậm, bôi
Dùng một trong các bài thuốc sau:
- Sử quân tử (cả quả) 10 quả, đập nát, cho 200ml nước, đun sôi trong 15 phút, lấy nước ngậm trong ngày. Sau khi ngậm có thể nuốt nước.
- Lấy 2 - 3 lá trầu không, rắc ít muối, giã nhỏ, hòa vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi khỏi đau răng.
- Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nước sắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày.
- Lấy hoa cúc áo hoặc lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.
-Dùng bồ kết và muối ăn, lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, ngày xát vào chỗ sâu gây đau nhiều lần.
Thuốc uống: Ngưu bàng tử 12g, hạ khô thảo 16g, bồ công anh 20g, bạc hà 8g, kim ngân hoa 16g, gai bồ kết 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống sáng, chiều.
Thể mạn tính: chân răng đỏ và viêm ít, có mủ chân răng, bệnh nhân thấy đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt. Bài thuốc: sinh địa 12g, sa sâm 12g, kỷ tử 12g, ngọc trúc 12g, huyền sâm 12g, bạch thược 8g, kim ngân hoa 16g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống sáng chiều. Uống 7 - 10 thang.
Để phòng tránh bệnh ở răng, cần vệ sinh răng miệng thật tốt, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các răng sâu và các bệnh về răng để chữa kịp thời, không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển làm sứt mẻ răng gây đau buốt.
Lương y: Đình Thuấn