Các bài tập tốt cho người nhược thị

21-10-2024 20:19 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Nhược thị là một rối loạn thị giác do sự phát triển thị giác vỏ não ở một hoặc cả hai mắt không phát triển. Nhược thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực, ảnh hưởng đến khoảng 2-4% trẻ em.

Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Tú, nhược thị là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Nếu trẻ nhược thị không được điều trị và tập luyện trước 7 tuổi thì khả năng đáp ứng điều trị để phục hồi hoàn toàn thị lực giảm xuống một nửa.

Ngoài các phương pháp điều trị, các bài tập mắt có thể giúp kiểm soát và phòng tránh nhược thị. Các bài tập này giúp tăng cường cơ mắt cũng như huấn luyện não và mắt yếu hơn để kết hợp với nhau hiệu quả hơn. Hầu hết các bài tập đều có lợi cho bệnh lác mắt, nhược thị và các tình trạng mắt khác.

1. Bài tập với đèn nến tốt cho người nhược thị

Cho trẻ ngồi trong phòng tối và chỉ thắp một cây nến sáng. Sau đó dặn trẻ ngồi yên, nhìn thẳng vào ngọn nến đang cháy và không được chớp mắt, chỉ được chớp khi mắt quá mỏi. Mỗi lần làm khoảng 5 phút, 3 lần mỗi ngày. Nên cho trẻ thực hiện bài tập này vào buổi tối.

cac-bai-tap-cho-mat-nhuoc-thi

Bài tập với đèn nến dành cho người nhược thị.

2. Bài tập với bút

Có thể sử dụng bút chì hoặc bất kỳ đồ vật nào có hình dáng giống bút chì. Tốt nhất nên chọn đồ vật có chữ cái hay hình ảnh. Điều này có thể giúp trẻ tập trung.

Giữ cây bút trước mặt với khoảng cách bằng chiều dài của cánh tay. Từ từ di chuyển bút càng gần mũi càng tốt. Khi bút trở nên mờ, hãy di chuyển nó ra khỏi mũi.

Nếu bút chì có chứa hình ảnh, hãy tập trung vào nó. Lặp lại 5 lần. Thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý, khi thực hiện bài tập này, không đặt miếng che mắt lên mắt khỏe.

3. Bài tập với chuỗi Brock

Các bài tập tốt cho người nhược thị- Ảnh 2.

Bài tập chuỗi Brock giúp mắt học cách làm việc cùng nhau để tập trung vào một vật thể.

Chuỗi Brock là một chuỗi hạt dài khoảng 80-100cm, có các hạt gỗ với màu sắc khác nhau, có thể di chuyển trên dây. Cố định một đầu dây của chuỗi, đầu còn lại giữ sao cho dây nằm giữa mũi, nâng cao hơn đầu đã cố định.

Kéo căng dây, nhìn vào hạt gần mũi nhất và đảm bảo rằng chỉ nhìn thấy một hạt. Nếu nhìn thấy hai hạt, hãy di chuyển hạt cho đến khi chỉ nhìn thấy một hạt. Đồng thời sẽ thấy hai chuỗi dường như mỗi chuỗi đến từ mỗi mắt. Các chuỗi tạo thành hình chữ X với giao điểm là hạt đang nhìn.

Lặp lại bằng cách chuyển trọng tâm đến hạt cố định ở giữa và sau đó là hạt cố định ở xa.

Lặp lại 5 lần mỗi khi tập, mỗi ngày tập tối thiểu 3 lần.

Không sử dụng miếng che mắt khi thực hiện bài tập này.

4. Bài tập tô màu

Mục tiêu của bài tập là để trẻ tô màu trong các hình vẽ sẵn. Hãy chuẩn bị cho trẻ bút chì màu hoặc bút sáp màu sắc nét mà không có những điểm xỉn màu.

Chọn một cuốn sách tô màu có hình ảnh đơn giản với các đường nét rõ ràng. Đặt miếng che mắt lên mắt khỏe hơn của trẻ. Hướng dẫn trẻ tô màu cẩn thận các hình vẽ trên giấy và chú ý màu không được lem ra ngoài.

Các bài tập tốt cho người nhược thị- Ảnh 3.

Mục tiêu của bài tập là để trẻ tô màu trong các hình vẽ sẵn.

5. Trò chơi điện tử

Cho trẻ lựa chọn các trò chơi mà trẻ yêu thích như: hứng trứng gà, tìm gà bay… Những bài tập này giúp mắt vận động, kích xạ phản ứng và điều tiết mắt nhanh hơn.

Lúc đầu, trẻ sẽ làm quen với những bài tập nhẹ nhàng, sau đó sẽ tăng dần độ khó. Nên duy trì tập luyện thường xuyên 15-60 phút mỗi ngày và chỉ nên thực hiện 15 phút mỗi lần. Không nên kéo dài bài tập vì mắt của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh, làm tình trạng nhược thị trầm trọng hơn.

6. Bài tập với thẻ chấm

https://www.docosan.com/blog/wp-content/uploads/2021/07/bt-nhuoc-thi-4.jpg

Các bài tập cho mắt nhược thị với thẻ chấm.

Dùng một miếng bìa cứng, vẽ lên đó những chấm tròn thẳng hàng, cách nhau khoảng 1cm. Đặt thẻ chấm dọc theo trục mũi, hơi nghiêng miếng bìa xuống dưới và bắt đầu nhìn từ điểm xa nhất đến điểm gần. Lặp lại 5 lần mỗi khi thực hiện, tập tối thiểu 3 lần mỗi ngày. Yêu cầu của bài tập tương tự như chuỗi Brock.

7. Đọc sách

Nếu trẻ đã biết đọc, hãy khuyến khích trẻ đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sử dụng miếng dán che mắt khỏe.

8. Tập mắt với các thiết bị chuyên dụng

Trẻ sẽ được chơi các trò chơi như: vẽ, xếp hình, chơi cờ caro, đánh cờ tướng… Tùy vào độ tuổi, bé sẽ lựa chọn trò chơi phù hợp với mình. Trò chơi này kích thích các tế bào thần kinh trong võng mạc và hệ thống trung khu thần kinh thị giác, giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Tiếp theo, trẻ sẽ được làm quen với thị lực chuyên dụng để tăng điều tiết thể của thể mi (là phần nằm giữa mống mắt và hắc mạc, nhô lên ngay ở màng bồ đào). Thể mi có nhiệm vụ điều tiết mắt, giúp thị lực mắt tốt hơn, có thể nhìn thấy các vật thể xa và tiết ra thủy dịch nhờ tế bào lập phương ở mi. Sau đó, trẻ sẽ được chơi tâng bóng bàn, để giúp các cơ vận nhãn và điều tiết tốt hơn.

Tóm lại: Nhược thị là tình trạng hay gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Nhược thị có thể điều trị khỏi hoàn toàn trước 7 tuổi. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến trẻ, phát hiện sớm tình trạng nhược thị để trẻ được điều phù hợp, kịp thời, tránh những hệ lụy do chứng nhược thị gây ra. Cùng với đó, kết hợp với các bài tập mắt giúp trẻ cải thiện thị lực, khắc phục tình trạng nhược thị.

Nhược thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừaNhược thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừa

SKĐS- Nhược thị là tình trạng chức năng của một bên mắt bị giảm do không được não sử dụng trong quá trình phát triển thị lực, thường xảy ra ở một bên mắt nhưng lâu dài không được điều trị cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng.


Ngọc Minh
Ý kiến của bạn