Các bài tập cho người lệch khớp cắn

06-09-2024 22:28 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Lệch khớp cắn dễ gây ra các triệu chứng nhức mỏi, đau đớn,… làm cho các cơ hàm hoạt động quá mức, gây co thắt cơ, dẫn đến tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm với biểu hiện đau ở xung quanh khớp thái dương hàm. Để giúp giải quyết tình trạng này có một số bài tập giúp hỗ trợ giảm đau.

Lệch khớp cắn gây các bệnh răng miệngLệch khớp cắn gây các bệnh răng miệng

SKĐS - Lệch lạc khớp cắn cùng với sâu răng và bệnh nha chu là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến. Sai lệch khớp cắn không chỉ làm mất thẩm mỹ của khuôn mặt, gây mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn tới chức năng ăn nhai của răng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị triệt để nhất?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể thực hiện các bài tập cơ hàm - mặt sẽ hiệu quả trong điều trị giúp giảm đau ở khớp hay xung quanh khớp thái dương hàm.

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh lệch khớp cắn

Hậu quả của lệch khớp cắn không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt, khiến mặt trở nên mất cân đối, thậm chí là méo lệch. Lệch khớp cắn còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như:

Gây cản trở đến việc ăn nhai của răng hàm, khiến việc ă, nhai gặp nhiều khó khăn.

Làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng: Viêm nha chu, viêm nướu…

Sai khớp cắn còn kéo theo nhiều bệnh về đường hô hấp, dạ dày… Lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung của cơ thể.

Đặc biệt, lệch khớp cắn còn làm cho hoạt động của các cơ hàm quá mức, gây co thắt cơ, dẫn đến tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm với biểu hiện những cơn đau ở xung quanh khớp thái dương hàm.

Các bài tập cho người lệch khớp cắn- Ảnh 2.

Bài tập thư giãn hàm giúp giảm sự căng cứng và đau cơ vùng hàm.

Vì vậy, việc tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, giúp hỗ trợ giảm đau ở khớp hay xung quanh khớp thái dương hàm.

Tùy vào mức độ lệch khớp cắn cũng như tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn hình thức vận động và bài tập phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên tập luyện ở cường độ vừa phải, tránh tập quá sức gây phản tác dụng, khiến cơ thể mệt mỏi thêm.

Dưới đây là một số bài tập chung giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh lệch khớp cắn và loạn năng khớp thái dương hàm.

2. Các bài tập tốt cho vùng hàm mặt

Các bài tập tốt cho vùng hàm mặt cơ bản dưới đây bạn có thể tham khảo.

2.1. Bài tập giúp thư giãn cơ hàm

Bài tập thư giãn hàm giúp giảm sự căng cứng và đau cơ vùng hàm cần được thực hiện như sau:

  • Đặt lưỡi của bạn lên vòm miệng phía sau răng cửa hàm trên.
  • Thả lỏng các cơ hàm sao cho các răng không cắn chặt vào nhau.
Các bài tập cho người lệch khớp cắn- Ảnh 3.

Bài tập gập cằm giúp thư giãn nhiều vùng cơ hàm mặt.

  • Mở miệng ra đến một mức thoải mái và lặp lại bài tập (bạn có thể nghe thấy tiếng răng rắc khi há miệng lớn).
  • Khép miệng và để hàm trong tư thế tự do, thoải mái nhất có thể.
  • Khi 2 hàm cách nhau một khoảng nhất định, tiến hành từ từ mở miệng rộng hết cỡ, mắt ngước lên nhìn phía trên.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vài giây, sau đó từ từ khép miệng lại.
  • Khi khép miệng lại, di chuyển cơ hàm sang bên trái thì mắt nhìn sang bên phải của bạn (không quay cổ).
  • Giữ im tư thế này trong khoảng vài giây, sau đó từ từ di chuyển về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại hành động như trên, nhưng đổi bên, di chuyển hàm sang bên phải trong khi nhìn sang bên trái.
  • Hãy từ từ hít vào khoảng năm hoặc mười lần, sau đó thở ra từ từ.

2.2. Bài tập kéo căng hàm

Bài tập kéo căng hàm và khớp là bài tập hàm mặt có thể giúp ngăn ngừa cơn của rối loạn khớp thái dương hàm.

Bài tập kéo căng cơ hàm khác có thể thực hiện để phù hợp với khả năng của bản thân: Tập trung để hàm tự di chuyển càng nhiều càng tốt. Bài tập thực hiện như sau:

  • Khép miệng và để hàm trong tư thế tự do, thoải mái nhất có thể.
  • Khi 2 hàm cách nhau một khoảng nhất định, tiến hành từ từ mở miệng rộng hết cỡ, mắt ngước lên nhìn phía trên.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vài giây, sau đó từ từ khép miệng lại.
  • Khi khép miệng lại, di chuyển cơ hàm sang bên trái thì mắt nhìn sang bên phải của bạn (không quay cổ).
  • Giữ im tư thế này trong khoảng vài giây, sau đó từ từ di chuyển về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại hành động như trên, nhưng đổi bên, di chuyển hàm sang bên phải trong khi nhìn sang bên trái.
Các bài tập cho người lệch khớp cắn- Ảnh 4.

Tập cơ hàm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau mỏi cơ.

2.3. Bài tập giúp cơ hàm chắc khỏe

Bài tập áp dụng khi cơn đau do vấn đề liên quan tới rối loạn khớp thái dương hàm đã được cải thiện. Bài tập này sẽ giúp cơ hàm chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng mỏi cơ hàm tái phát. Bài tập thực hiện bằng cách tập mở và khép miệng khi gây một chút lực cản lên cằm.

Đầu tiên, đặt một ngón tay cái dưới cằm và nhẹ nhàng ấn ngón tay cái vào cằm.

Khi thực hiện ấn ngón tay cái vào cằm, đồng thời lúc đó mở miệng một cách chậm rãi.

Giữ tư thế trong vài giây trước khi từ từ khép miệng lại.

Với bài tập khép miệng với lực cản, thực hiện đặt ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bàn tay để bóp trên phần sống hàm. Vị trí nằm giữa cằm và môi dưới. Vừa bóp cằm, vừa nhẹ nhàng khép miệng lại.

2.4. Bài tập khép miệng với lực cản

Bài tập này sẽ giúp cho cơ hàm của bạn khỏe hơn, hỗ trợ tốt cho việc ăn nhai. Bài tập được thực hiện đơn giản với các cử động như sau:

Mở miệng và khép miệng lại từ từ, đồng thời ngón tay ấn nhẹ để giữ cằm lại tạo lực cản khi đóng miệng.

Lặp lại động tác 10 lần.

2.5. Đi bộ

Đi bộ có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm giúp tăng cường đề kháng hiệu quả. Những người đi bộ với tốc độ vừa phải trong 30 đến 45 phút mỗi ngày có số ngày ốm ít hơn 43% và ít có khả năng nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy cố gắng dành ra ít phút để đi dạo xung quanh, vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giảm căng thẳng.

2.6. Đạp xe

Các bài tập cho người lệch khớp cắn- Ảnh 5.

Đạp xe để tăng cường sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch.(Ảnh minh họa)

Để tăng cường sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể đạp xe thường xuyên, ít nhất là 4 lần/tuần. Thời điểm tốt nhất để đạp xe mỗi ngày là vào buổi sáng. Bạn có thể đi đạp xe thay cho tập thể dục buổi sáng trong vòng tối thiểu 30 phút.

3. Những lưu ý khi tập luyện ở người bệnh lệch khớp cắn

3.1 Thời điểm tập tốt trong ngày

Thời điểm tập tốt nhất nên là vào buổi sáng. Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh mà bạn có thể lựa chọn khung giờ sao cho phù hợp. Ví dụ, trong mùa đông, thời tiết buổi sáng sớm thường rất lạnh, bạn có thể tập trong khung giờ từ 9-10 giờ sáng.

Việc tập luyện vào buổi sáng giúp cơ thể sản sinh ra các hormon endorphin, có tác dụng giúp tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.

3.2 Bổ sung vitamin giúp luyện tập hiệu quả hơn

Chế độ ăn uống là sự bổ sung hoàn hảo cho các bài tập hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Khi cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, luyện tập cũng đạt được hiệu quả tốt hơn, giúp người tập luyện thể dục thể thao luôn khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh tật.

Bạn nên ăn nhiều sữa, bơ, sữa chua, phô mai, rau, củ, hoa quả tươi và các loại đậu, vừng, lạc. Ngoài ra, bạn còn cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Ngoài nước lọc, có thể uống thêm các loại nước trái cây tươi như nước chanh, nước cam để bổ sung vitamin C.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng thường xuyên…


BS. Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ
Ý kiến của bạn