Các bãi đỗ xe trái phép thu tiền triệu mỗi ngày

29-02-2012 10:45 | Thời sự
google news

Tại các cổng bệnh viện hay trong khu phố cổ, nhiều hộ dân đang tận dụng ngõ ngách nhà mình, để chăng dây, tự ý làm bãi trông giữ xe. Dù chỉ là một ngách nhỏ, rộng chưa đầy 1m và dài 40 đến 50 mét nhưng hàng ngày đã đem lại bạc triệu cho những người này nhờ việc trông xe “cắt cổ” khách.

Tại các cổng bệnh viện hay trong khu phố cổ, nhiều hộ dân đang tận dụng ngõ ngách nhà mình, để chăng dây, tự ý làm bãi trông giữ xe. Dù chỉ là một ngách nhỏ, rộng chưa đầy 1m và dài 40 đến 50 mét nhưng hàng ngày đã đem lại bạc triệu cho những người này  nhờ việc trông xe “cắt cổ” khách.
 
Thu bạc triệu mỗi ngày nhờ bãi trông xe trái phép

Sáng ngày 28/2, tại cổng bệnh viện mắt Trung ương trên phố Bà Triệu, rất nhiều người xếp hàng chờ đến lượt gửi xe trong bệnh viện. Nhưng vì số bệnh nhân đến khám chữa bệnh quá đông nên bãi gửi xe trong bệnh viện đã quá tải. Nhiều bệnh nhân và người nhà phải mang xe đến các điểm trông xe hai bên đường để gửi.
 Nhiều ngõ đã áp dụng cách gọi là luân phiên từng hộ trông xe trong ngõ theo từng ngày. Có ngõ thì chia đất cho từng người làm chỗ trông xe.
Biết được điều đó, nên từ nhiều năm nay, những hộ dân sống quanh khu vực này đã tự ý lấy cổng, ngõ nhà mình làm nơi cho bệnh nhân và người nhà đến gửi xe. Xung quanh khu vực bệnh viện Mắt, mọi ngõ ngách đều được tận dụng một cách tối đa để trông xe.

Hầu hết những con ngõ này rộng khoảng 1 mét, chiều dài chưa đầy 50 mét, nhưng có lúc cao điểm, nó có thể chứa được 30 đến 40 chiếc xe máy. Phí trông xe ở những chỗ này thường gấp đôi phí trong bệnh viện. Giá cả ở đây cũng không cố định mà tùy theo từng thời điểm.

Lúc bình thường thì 10.000 đồng/1 xe máy, 5000 đồng/1 xe đạp. Còn lúc cao điểm, khi có quá đông người gửi thì có thể lên đến 40.000 đồng hoặc 50.000 đồng/1 xe máy. Những lúc đó, bệnh nhân và người nhà chỉ còn cách mếu dở khóc dở để gửi xe vào đó.
 Ngõ này rộng khoảng 1 mét, chiều dài chưa đầy 50 mét, nhưng có lúc cao điểm, nó có thể chứa được 30 đến 40 chiếc xe máy.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trong một buổi sáng, mỗi ngõ, ngách ở đây có không dưới 50 lượt người đến gửi xe. Nếu cứ tính theo giá trông xe thường ngày nhân lên thì mỗi ngày, những người trông xe trái phép ở đây cũng có thể kiếm tiền triệu.

Đánh nhau vì siêu lợi nhuận

Vì lợi nhuận từ việc trông giữ xe quá lớn nên đã nảy sinh những tình huống tức cười ở đây.

Vì ngõ là ngõ chung của rất nhiều hộ dân sống trong khu vực này nên ai cũng muốn chiếm diện tích ngõ để lấy chỗ trông giữ xe. Bác K. M (sống tại ngõ 13..- Bà Triệu) lắc đầu chua xót: "Có nhiều lúc còn xảy ra tình trạng cãi nhau, đánh lộn chỉ vì tranh ngõ trông xe". Nhiều ngõ đã áp dụng cách gọi là luân phiên từng hộ trông xe trong ngõ theo từng ngày. Có ngõ thì chia đất cho từng người làm chỗ trông xe. 

Vì thế, trước cổng ngõ lúc nào cũng có 3 đến 4 người đứng mời chào bệnh nhân và người nhà: “Gửi xe giá rẻ đây, vào chỗ này gửi đi anh, vừa an toàn, vừa rẻ”. Bằng những cách đó, không ít người đã không chỉ đủ sống mà còn có thể làm giàu nhờ việc trông xe “cắt cổ” bệnh nhân và người nhà của họ. 
 Những bãi đỗ xe, dù đã có giấy phép, có bảng giá nhưng giá gửi xe bao giờ cũng cao hơn bảng giá niêm yết (ảnh VVT)
Bác Nguyễn Thị Lan, người bán trà đá ở đây đã nhiều năm cho biết: “Vì bệnh viện không đủ chỗ cho người ta gửi xe nên phải làm thế này chứ. Tuy có hơi đắt một chút nhưng còn hơn là phải mang xe đi gửi tận đâu đâu. Mấy chỗ này trông xe đã lâu rồi mà có thấy ai nói gì đâu!”

Không chỉ ở bệnh viện Mắt trung ương mà ở bệnh viện Phụ Sản trung ương, bệnh viện Việt Đức…tình trạng các bãi đỗ xe của bệnh viện cũng luôn trong tình trạng quá tải. Điều đó đã trở thành cơ hội làm giàu cho nhiều hộ dân sống quanh khu vực này.

Không chỉ ở các bãi trông giữ xe trái phép, mà rất nhiều những bãi đỗ xe, dù đã có giấy phép, có bảng giá nhưng giá gửi xe bao giờ cũng cao hơn bảng giá niêm yết. Ở hai tuyến phố khác nhau, giá trông xe cũng khác nhau. Nhiều nơi còn không có bảng niêm yết giá hay bảng giá trông giữ xe bị tẩy xóa để đẩy giá lên cao hơn.
 
Theo VietNamNet

Ý kiến của bạn