Theo PGS – TS Võ Trương Như Ngọc - Trưởng bộ môn Răng trẻ em – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao Răng hàm mặt Đại học Y (Hà Nội), trẻ sơ sinh mọc răng nanh sữa không phải là trường hợp hiếm gặp. Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi, và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do vậy thường được bỏ qua không đến khám ở cơ sở y tế. Trường hợp nang to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây biến chứng gì.
Tuy nhiên tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ mọc răng nanh là lo lắng, hoang mang không biết nên xử lý như thế nào.
Chia sẻ về vấn đề này, BS Lê Huy Thành cho biết, không phải trường hợp nào trẻ mọc răng nanh cũng cần nhổ bỏ bởi mọi sự tác động đến cơ thể trẻ trong giai đoạn sơ sinh đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta nên nhổ bỏ những chiếc răng này cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc.
Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng.
Cụ thể nếu răng nanh của trẻ đã bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng đặc trưng như trẻ bị sốt, quấy khóc, không chịu bú mẹ, lợi sưng đỏ,… thì việc nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là cần thiết.
Bố mẹ cũng cần lưu ý không nên tự ý nhổ răng nanh cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp thủ công, thô sơ. Hiện nay có không ít phụ huynh không biết cách nhổ răng nanh cho bé nên đã sử dụng móng tay ấn vào răng nanh và trực tiếp nhổ bỏ. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến trẻ đau đớn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ mọc răng nanh sữa
Theo BS Thành, khi thấy trẻ có nanh mà ăn kém, quấy khóc, cần đưa bé đến nha khoa để được xử lý và nhổ răng nanh (nếu cần) một cách an toàn. Thủ thuật nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh tại nha khoa khá đơn giản, nhanh chóng. Đầu tiên trẻ sẽ được thăm khám để xem xét có cần nhổ răng không. Nếu việc nhổ răng nanh sữa là cần thiết, trẻ sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bôi thuốc gây tê giúp giảm đau trong quá trình thực hiện. Sau đó bác sĩ thực hiện bóc tách lớp vỏ răng nanh ra, các nhân màu trắng hoặc vàng nhạt tự vỡ ra ngoài sau đó không cần can thiệp thêm.
Vệ sinh răng miệng đúng cách khi trẻ .
Mặc dù quy trình nhổ nanh sữa cho trẻ có vẻ đơn giản nhưng lại yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao để không gây đau đớn và tổn thương cho trẻ. Vì vậy bố mẹ nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại để điều trị răng nanh cho bé, BS Thành khuyến cáo
Ngoài việc thăm khám tại nha khoa, bố mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ bị sốt, hãy thử áp dụng một số mẹo dân gian để hạ cơn sốt hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, BS Thành chia sẻ thêm.
Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh
Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ rất nhiều vi sinh vật sẽ gây mùi hôi, nếu miệng trẻ không được sạch sẽ và bị bao vây bởi tưa lưỡi làm cho trẻ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn.
Vì thế cần giữ gìn khoang miệng sạch sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị tốt và hơn thế nữa, việc massage lợi, rất tốt cho quá trình trẻ mọc răng sau này.
Ngoài cách uống nước sau mỗi bữa ăn, mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi, vệ sinh miệng cho trẻ.
Rơ lưỡi, vệ sinh miệng cũng giống như việc đánh răng mỗi ngày của người lớn, khi thức ăn bám trên các kẽ răng thì cần phải đánh răng để các vi khuẩn không bám lại. Vệ sinh miệng giúp trẻ làm sạch các mảng trắng bám trên lưỡi, nướu và khoang miệng.
Khi vệ sinh miệng trẻ cảm thấy khó chịu và dĩ nhiên sẽ quậy phá, khóc khiến mẹ khó vệ sinh miệng cho trẻ, vì thể để giúp trẻ nằm yên, tỉnh lại thì mẹ cần trò chuyện, cười đùa với trẻ, giúp trẻ quên đi việc mẹ đang rơ lưỡi, vệ sinh miệng.
Thông thường sau khi trẻ ăn sữa xong trong miệng trẻ hay xuất hiện các chấm nhỏ mầu trắng dễ bong và trôi theo nước hoặc trẻ nuốt nước bọt, không gây đau đó là cặn sữa.
Chăm sóc: Rửa tay sạch. Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ. Quấn gạc quanh ngón chỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống. Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội. Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước. Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa. Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.
Chú ý: không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ, không vệ sinh miệng khi trẻ vừa ăn xong.