Kê từ đầu năm 2014, khi các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về nguy cơ dịch sởi bùng phát trở lại sau 3 năm vắng bóng, nhiều tờ báo chính thống (như An ninh thủ đô, Lao động, VnExpress, Tuổi trẻ...) đã vào cuộc dập dịch cùng ngành y tế. Song bên cạnh đó, rất nhiều trang mạng “lá cải” lại tranh thủ dư luận tạo dựng một “scandal trong ngành y” bằng việc khoáy sâu vào nỗi đau mất con vì dịch bệnh hay như việc dùng những lời lẽ xúc phạm người đứng đầu ngành y tế, tạo dư luận một chiều thiếu khách quan. Ngoài chức năng thông tin, báo chí “lá cải” hòng định hướng dư luận như thế nào qua những bài viết như thế?
Khắc hoạ thêm nỗi đau
Những ngày qua, thông tin về dịch sởi tràn ngập khắp các mặt báo. Người dân đi đâu, làm gì, thậm chí ăn ngủ cũng đều tỏ ra lo lắng, bất an với căn bệnh vốn được coi là lành tính này. Xét về mặt tích cực, những thông tin ấy đã lên tiếng báo động đến tất cả người dân, yêu cầu cộng đồng khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh; nhưng ở khía cạnh khác, nó chứng tỏ sự nhiễu loạn thông tin ở một số tờ báo “lá cải” và vấn đề đạo đức người làm báo đâu đó vẫn bị ngó lơ. Ở đây, tôi chỉ xin điểm qua một vài ví dụ điển hình để thấy rằng, ngăn chặn dịch sởi chắc chắn không thể “nhờ cậy” vào những “anh hùng bàn phím”.
Đau đớn vì mất con, những gia đình không may mắn lại phải chịu thêm nỗi đau tinh thần lần thứ 2 với những thông tin kiểu như: “Nỗi đau xé lòng của những người mẹ mất con vì sởi”; “Gia đình có hai bé sinh đôi mắc sởi, một bé đã chết”… Báo chí “lá cải” đã thoả sức “khắc hoạ đậm nét” thêm nỗi đau mất mát bằng việc vô tư đăng hình ảnh những bệnh nhi đau đớn vì bệnh dịch, hình ảnh người nhà họ thất thần sau cái chết của con em mình: “Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ, cả tuần nay không một tiếng cười đùa. Đáp lại, là những tiếng thở dài thườn thượt, những giọt nước mắt chảy ngược vào trong. Gia đình họ chưa bao giờ phải chịu nỗi đau đớn nào như thế...". Rõ ràng, đây không chỉ là việc làm nhiễu loạn thông tin mà còn là vấn đề đạo đức người viết trước vấn đề xã hội.
Nếu không có hiểu biết về chuyên môn, xin cũng đừng giật tít, câu view, đừng chĩa mũi dùi vào cán bộ y tế, những người trực tiếp cứu giữ mạng sống của người bệnh. Ảnh minh hoạ.
Với những gia đình con em họ may mắn chưa mắc sởi, họ “bỗng dưng” trở nên lóng ngóng, hoang mang tột độ trước “ma trận” thông tin về sởi. Họ tìm đến lá mùi, tìm đến thực phẩm chức năng để phòng và chữa bệnh dù không có bất kỳ một cơ sở khoa học nào, thậm chí còn gây hại cho trẻ. Kết quả là hạt mùi - từ một loại hạt tưởng như chẳng có chút công dụng nào bỗng được đẩy giá lên 300.000-400.000 đồng/kg… Nhớ lại vụ dịch bệnh tay chân miệng hồi năm ngoái, rõ ràng đây là kịch bản lặp lại, người ta cũng đồn đại việc chữa khỏi bệnh bằng thuốc nam chỉ trong 3 ngày (!?). Cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ một bằng chứng khoa học nào cho thấy tác dụng của những thứ “thuốc” truyền miệng này. Nếu chẳng may, con trẻ mất mạng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Thiết nghĩ, đã đến lúc truyền thông “lá cải” phải nhìn nhận tác động của việc đưa tin thổi phồng sự viêc quá mức, đưa tin thiếu căn cứ đến nhân dân. Đặc biệt, lĩnh vực y tế vốn là lĩnh vực có tính chuyên môn cao và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng con người. Người ta ví báo chí như “con dao hai lưỡi”, nhưng với mỗi người làm báo chân chính, điều quan trọng nhất là không để tạo hiệu ứng ngược, không làm “sát thương” người dân...
… Và một hệ luỵ không-dám-nghĩ-đến
Trong khi những nỗ lực ngăn chặn dịch sởi đang ráo riết được triển khai thì tràn ngập mạng xã hội là những cái nhìn định kiến, là sự trách móc với ngành y tế. Hệ luỵ của nó là việc những y bác sĩ – dù có kiên cường chống dịch đến mấy cũng có lúc ngẫm nghĩ mà buồn, chỉ sợ đến lúc họ “buông tay”. Đã có không ít bác sĩ tâm sự rằng, chống dịch cật lực cả ngày lẫn đêm nhưng dư luận lại nhìn họ như những kẻ gây nên dịch bệnh mà không hiểu, chính sự chủ quan của cha mẹ không đưa con đi tiêm phòng, chính việc ùn ùn đưa trẻ (chỉ hơi sốt nhẹ) lên BV tuyến cuối vô tình đã hại con…
"Lúc này, sự mắng mỏ, chì chiết, đổ lỗi, chửi bới, than vãn, chê trách có vẻ không cần thiết bằng việc chung tay cùng Bệnh viện, Bộ Y tế, Chính phủ cứu các cháu. Bạn có thời gian thì chạy tới, gửi một cân cam, hộp cháo dinh dưỡng cho các cháu, bạn có khả năng tài chính hoặc đang ở xa thì vận động cùng nhau mua máy thở, máy tiêm điện gửi nhanh ra giúp các bệnh viện, thậm chí bạn chỉ cần mua một bó hoa tươi vào động viện các bác sĩ, nhân viên y tế đang ngày đêm kiệt sức vì các cháu, hoặc trợ giúp các bà mẹ đang khánh kiệt bên con trong bệnh viện 1 chút tiền...những việc như thế cần hơn..."- Facebooker Nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
“Chúng tôi cũng có gia đình, cũng có con cháu, chúng tôi cũng sợ con em mình mắc bệnh, lây bệnh như bất kỳ cha mẹ nào khác. Những ngày tháng chống dịch đằng đẵng, con nhỏ phải gửi nhà ông bà vì sợ lây nhiễm từ bố mẹ, không được gặp mặt. Mệt mỏi, kiệt sức nhưng vẫn gắng gượng, vậy mà dư luận không hiểu, nghĩ cũng tủi thân lắm chứ…”- một nhân viên y tế bùi ngùi.
BV Nhi Trung ương, nơi được coi là “tâm dịch sởi”, không khí lúc nào cũng vô cùng căng thẳng, cả bệnh nhân, bác sĩ, người nhà. Không chỉ có thế, vừa căng mình chống dịch họ vừa phải chịu rất nhiều sức ép từ dư luận xã hội. Thậm chí, có cán bộ y tế đã phải khóc nấc lên trong buổi giao ban ở BV. Thật đau đớn thay!. Nếu không có hiểu biết về chuyên môn, xin cũng đừng giật tít, câu view, đừng chĩa mũi dùi vào cán bộ y tế, những người trực tiếp cứu giữ mạng sống của người bệnh.
Một bác sĩ không khỏi bức xúc đã chia sẻ: “Một bác sĩ sai lầm chỉ giết chết được một người, một hệ thống truyền thông a dua câu khách có thể giết chết cả một thế hệ. Ấy thế mà vẫn dương dương tự đắc cho mình cái quyền phán xét, thật không thể hiểu được sự ngược đời. Nếu có thể, hãy bỏ tù những bọn điếm bút, để người dân đi viện bớt khổ, để nhân viên y tế thoải mái làm việc không phải dè chừng lẫn nhau. Bây giờ, cho tôi ngồi một mình giữa nghĩa địa buổi tối cũng không thấy đáng sợ bằng ngồi trực cấp cứu. Muốn xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt thì cả xã hội phải chung tay, phải có hệ thống truyền thông tốt, bỏ mặc cái bộ y tế với số tiền ngân sách èo uột thì có nữa vẫn chết. Như hoàn cảnh hiện nay thì người chết còn nhiều, chắc chắn rất nhiều. Một nền văn hóa không dành cho người tử tế…”.
Trong trận chiến chống dịch “ngàn cân treo sợi tóc” như hiện nay, mọi sự trách móc, đổ lỗi – về phía ngành y hay người dân đều không cần thiết. Điều quan trọng là cộng đồng thực hiện phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế; đồng thời, chung tay giúp sức, ủng hộ các BV, bệnh nhân ngăn chặn dịch bệnh lây lan để không còn những cái chết thương tâm nữa.
Theo mình thay vì lo lắng hoặc chửi bới ông nọ bà kia hoặc thương vay khóc mướn với bệnh dịch sởi, mỗi ông bố bà mẹ nên có kế sách để đối phó với bệnh dịch và bảo vệ gia đình mình, với mình thì sẽ là: - Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng khí - cho cả nhà uống nhiều nước, vitamin C, nước cam, nước chanh để tăng đề kháng - cho trẻ con đeo khẩu trang ra đường, tránh tụ tập chỗ đông người trong nhữngngày này
- Rửa tay nhiều lần trong ngày, súc miệng nước muối sáng và tối
- Thời tiết miền Bắc những ngày này rất độc, cần để ý quan tâm đến trẻ con từ cách mặc quần áo đến chế độ ăn uống rồi giữ cho phòng thoáng và ấm khi các bé ngủ. Thay ga gối sạch ít nhất 3 ngày một lần (mình thấy rất nhiều gia đình nhà rất đẹp, rất sang nhưng ga gối và cách bài trí phòng các bé không sạch sẽ và hợp lý với trẻ con)
- Thường xuyên kiểm tra và lau mồ hôi lưng cho trẻ bé, các em lớn hơn thì cho mặc áo 100% cotton ở trong và thay áo ngay khi thấy trẻ ra mồ hôi.
- Khi bé bị sốt đừng hoảng loạn, ghi rõ các triệu chứng và điện thoại hỏi bác sĩ gia đình. Không hiểu các bạn thế nào chứ mình thấy bác sĩ VN mình quen đều giỏi và hiểu biết, chứ không ác và vô lương tâm như truyền thông và mạng xã hội hay chê bai đâu. Mình thấy đúng là với bệnh dịch mang trẻ vào bệnh viện chỉ tổ lây bệnh thêm và xuống tinh thần cho người lớn. Vì vậy cần bình tĩnh và tìm hiểu kỹ. Con cái mình do mình nuôi lớn vì vậy bố mẹ mới là người hiểu tập tính và tình trạng sức khoẻ của con cái nhất. Y học và bác sĩ chỉ là phương tiện và tư vấn, còn quyết định thế nào là do mình.
Các bạn nhà báo tử tế thì nên đưa thông tin về cách phòng chống bệnh dịch cơ bản cho mọi người và phác đồ điều trị bệnh (nếu đã có) chứ đừng khai thác thông tin giật gân nữa, làm vậy cũng vô đạo đức chả kém những gì mà truyền thông và mạng xã hội đang chửi rủa đâu
Facebooker Bellisima Thủy
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ