Hà Nội

Cà phê có nhiều lợi ích nhưng phụ nữ mang thai có nên uống?

12-03-2022 14:29 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Với nhiều người, cà phê là một thức uống quen thuộc hàng ngày. Uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có phải ai cũng uống được cà phê? Khi mang thai có nên uống cà phê không?

1. Những lợi ích độc đáo của cà phê đối với sức khỏe

1.1 Giảm mệt mỏi

Caffeine có trong cà phê làm tăng mức năng lượng và làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo, sung sức hơn bằng cách thay đổi mức độ của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não. Uống cà phê thường xuyên giúp làm giảm mức độ mệt mỏi khi làm việc văn phòng hoặc làm việc ngoài trời.

1.2 Hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Một số nghiên cứu cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Trên thực tế, các đánh giá của nhiều nghiên cứu cho thấy từng tách cà phê mà mọi người tiêu thụ mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 6% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Do cà phê có khả năng duy trì hoạt động của tế bào beta, có vai trò trong sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Thêm vào đó, cà phê giàu chất chống ôxy hóa và có thể ảnh hưởng đến insulin cảm ứng, viêm và chuyển hóa, tất cả đều liên quan đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2.

Có nên uống cà phê khi mang thai? - Ảnh 2.

Cà phê mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

1.3 Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Theo một số nghiên cứu, cà phê có thể giúp bảo vệ chống lại một số rối loạn hóa thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Theo đó, những người thường xuyên tiêu thụ caffeine có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn đáng kể. Hơn nữa, caffeine tiêu thụ cũng làm chậm quá trình phát triển của bệnh Parkinson theo thời gian.

1.4 Hỗ trợ giảm cân

Cà phê có khả năng thay đổi quá trình lưu trữ chất béo và hỗ trợ sức khỏe đường ruột, cả hai đều có lợi cho công việc quản lý cân nặng. Tiêu thụ nhiều cà phê hơn có thể liên quan đến việc giảm lượng mỡ trong cơ thể. Những người uống đến hai tách cà phê mỗi ngày có khả năng đáp ứng mức hoạt động có thể được khuyến nghị cao hơn 17% so với những người uống ít hơn một cốc mỗi ngày.

1.5 Giảm nguy cơ trầm cảm

Trầm cảm một loại rối loạn tâm thần nghiêm trọng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, bệnh trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm.

1.6 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cà phê có khả năng làm tăng huyết áp, tuy nhiên mức tăng tương đối nhỏ và không mang lại ảnh hưởng quá lớn cũng như sẽ ổn định đối với những người uống cà phê thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà phê không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí còn làm giảm nguy cơ, đặc biệt là đột quỵ. Những người có thói quen uống cà phê có nguy cơ mắc đột quỵ thấp hơn đến 20%.

Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tim mạch nên cân nhắc khi sử dụng loại đồ uống này. Nếu sử dụng thì nên pha loãng để nồng độ caffein có trong cà phê được giảm xuống, giảm nguy cơ gây hại cho tim mạch.

2. Phụ nữ mang thai có nên uống cà phê?

Có nên uống cà phê khi mang thai? - Ảnh 4.

Phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều cà phê.

Trước đây, phụ nữ mang thai được khuyên tránh hoàn toàn cà phê và các dạng caffeine khác, nhưng nghiên cứu mới hơn đã phát hiện ra rằng một lượng vừa phải là an toàn, miễn là bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa.

Các hướng dẫn hiện tại của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và các chuyên gia khác nói rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ tới 200mg caffein mỗi ngày (tương đương với một tách cà phê) là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Nếu sử dụng lượng cà phê nhiều hơn có thể làm tăng nhẹ nguy cơ sảy thai, mặc dù các bằng chứng hiện có chưa đủ để kết luận. Nhưng vì caffeine có thể thấm qua hàng rào nhau thai, nên hầu hết các bác sĩ khuyên nên sử dụng ở mức độ giới hạn 200mg.

Hãy nhớ rằng caffeine cũng được tìm thấy trong sô cô la và soda. Và mặc dù không cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn caffein khi đang mang thai, nhưng cần lưu ý đến lượng caffein đang tiêu thụ.

Caffeine có thể được tìm thấy trong những thực phẩm sau và số lượng có thể thay đổi theo nhãn hiệu cho đến cách pha chế:

  • 1 lon nước ngọt: 40mg
  • 1 cốc trà: 75mg
  • 1 lon nước tăng lực 250ml: 80mg
  • 1 cốc cà phê hòa tan: 100mg
  • 1 cốc cà phê đen: 140mg
  • 1 cốc sôcôla nóng: 9mg

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, khi mang thai hãy thông báo cho bác sĩ theo dõi sức khỏe biết lượng caffeine đang uống hoặc ăn để có tư vấn thích hợp đến mức hợp lý caffeine tiêu thụ.

Những quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 khiến nhiều phụ nữ mang thai tăng nguy cơNhững quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 khiến nhiều phụ nữ mang thai tăng nguy cơ

SKĐS - Theo một số nghiên cứu, COVID có thể phá hủy nhau thai, làm thai chết lưu và gây những nguy cơ tiềm ẩn khác đối với thai phụ và thai nhi. Thực tế, nhiều phụ nữ mang thai còn chần chừ tiêm vaccine phòng COVID-19...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đề xuất F0, F1 đi làm - Phụ huynh F1 tiến thoái lưỡng nan khi có con là F0.



Hạnh Phương
Ý kiến của bạn