Ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng thuốc mê khiến ai cũng ngạc nhiên diễn ra như thế nào?

05-10-2022 14:26 | Y học 360
google news

Năm 1846, ca phẫu thuật gây mê toàn thân đầu tiên trên thế giới bằng ether được thực hiện thành công. Sự kiện này được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học vào thế kỷ 19, giúp quá trình phẫu thuật cho các bệnh nhân trở nên an toàn và ít đau đớn hơn.

Trước khi phát hiện ra phương pháp gây mê toàn thân vào giữa thế kỷ 19, người ta chỉ xem phẫu thuật như một giải pháp điều trị cuối cùng và mạo hiểm. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có ý thức và không được giảm đau. Họ trải qua nỗi đau đớn không kể xiết và phải hứng chịu nhiều rủi ro liên quan đến tính mạng.

Đến năm 1846, một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của nhân loại – cơn đau khi phẫu thuật chính thức bị loại bỏ. Các yếu tố gây mê lúc đó bao gồm khí, mặt nạ, thuốc tiêm tĩnh mạch… được phát hiện bởi một số bác sĩ xuất sắc trong suốt 2 thế kỷ.

Ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng thuốc mê khiến ai cũng ngạc nhiên diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

William TG Morton (1819-1868).

Trong đó, cái tên nổi bật nhất trong số tất cả những cái tên khác khi tìm thấy thuốc gây mê, đặt nền móng cho phương pháp gây mê hiện đại đó là William TG Morton (1819-1868), ông là một nha sĩ và bác sĩ ở Boston, Mỹ. Vào thời điểm đó, ông cố gắng tìm kiếm một chất tốt hơn những gì các nha sĩ đang sử dụng là nitơ oxit.

Ngày 16/10/1846 William TG Morton và bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), John Collins Warren (1778-1856) đã làm nên lịch sử ngành y, với một ca phẫu thuật thành công đầu tiên được thực hiện bằng khí gây mê ether.

Theo đó, William TG Morton đã sử dụng ether sulfuric để gây mê cho một người đàn ông cần phẫu thuật cắt bỏ khối u mạch máu ở cổ. Morton đã dễ dàng loại bỏ khối u nằm ở bên trái hàm của bệnh nhân. Trong suốt quá trình đó, bệnh nhân dường như không cử động hoặc kêu lên. Điều này đã gây ngạc nhiên lớn cho nhóm bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến.

William TG Morton gọi thuốc gây mê của mình là “Letheon”, được đặt theo tên sông Lethe trong thần thoại Hy Lạp. Nước của con sông này được ghi nhận có thể giúp xóa bỏ những ký ức đau buồn.

Ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng thuốc mê khiến ai cũng ngạc nhiên diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

William TG Morton đã sử dụng ether sulfuric để gây mê cho một người đàn ông cần phẫu thuật cắt bỏ khối u mạch máu ở cổ.

Trước đó, ông mua ether từ một nhà hóa học địa phương và cho thú cưng của mình tiếp xúc với khí ether. Sau khi xác nhận độ an toàn của nó, ông thử nghiệm lên các bệnh nhân nha khoa của mình. Chẳng bao lâu sau, nhiều người đau nhức răng đã chi hàng nghìn đô la để tới chữa răng tại phòng khám của ông.

Ông hài lòng về thành công của mình nhưng nhanh chóng nhận ra rằng, “Letheon” có thể được sử dụng tốt hơn nhiều so với việc nhổ răng.

Năm 1844, William TG Morton đã nghe bài giảng của giáo sư hóa học Harvard Charles Jackson về cách dung môi hữu cơ ether sulfuric có thể khiến một người bất tỉnh hoặc thậm chí là vô cảm. Ông đã thử nghiệm và thành công, đặt nền móng cho khí ether gây mê hiện đại ngày nay.

William TG Morton đã chứng minh với thế giới rằng ether là một loại khí mà khi hít vào với liều lượng thích hợp, nó có thể gây mê toàn thân theo đường thở một cách an toàn và hiệu quả.

Ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng thuốc mê khiến ai cũng ngạc nhiên diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

Ether được sử dụng gây mê, giúp bệnh nhân giảm đau đớn trong khi phẫu thuật.

Trong hơn 100 năm, thuốc mê ether vẫn được xem là an toàn, dễ sử dụng, là thuốc gây mê tổng hợp tiêu chuẩn. Cho đến những năm 1960, nhóm hydrocarbon fluoride (halothane, enflurane, isofluorane và Sevoflurane) được sử dụng phổ biến, các loại thuốc mê mới này làm giảm buồn nôn, nôn và giảm đau nhiều. Tuy vậy, chi phí sản xuất lại tốn kém và có một ít tác dụng phụ. Các loại thuốc này được sử dụng đa phần ở các nước phát triển với quy trình nghiêm ngặt.

Ngày nay, các bác sĩ đã thay thế ether bằng những hợp chất gây mê an toàn, hiệu quả hơn nhiều như sevoflurane và isoflurane. Do ether rất dễ cháy nên trước đây các chuyên gia phẫu thuật không thể sử dụng nó kết hợp với phương pháp đốt điện trong quá trình điều trị bệnh.

Quy trình gây mê toàn thân hiện tại đã hoàn thiện đến mức nó trở thành một trong những biện pháp an toàn nhất trong số tất cả các thủ thuật y tế lớn thông thường. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do biến chứng của thuốc gây mê cực kỳ thấp, chỉ khoảng 1/300.000. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi ở các quốc gia khác nhau, trong các điều kiện khác nhau.

Thuốc mê có thể gây suy giảm trí nhớThuốc mê có thể gây suy giảm trí nhớ

SKĐS - Các nhà nghiên cứu tại Ðại học Toronto, Mỹ đã tìm ra lý do thuốc gây mê có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ dài hạn...


KD tổng hợp
Ý kiến của bạn