Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng 5,7 lần, Cục Y tế dự phòng cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn

11-08-2023 17:33 | Y tế

SKĐS - Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, tính đến nay Hà Nội đã ghi nhận 3.180 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 5,7 lần.

Ghi nhận 57.295 ca mắc sốt xuất huyết, 13 trường hợp tử vong, Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để các ổ dịchGhi nhận 57.295 ca mắc sốt xuất huyết, 13 trường hợp tử vong, Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để các ổ dịch

SKĐS - Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 57.295 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 ca tử vong. Số mắc và tử vong có xu hướng gia tăng trong các tuần gần đây, dự báo có thể gia tăng trong thời gian tới.

Cục Y tế dự phòng cho biết theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 57.295 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong tuy giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng có xu hướng gia tăng trong các tuần gần đây.

Riêng tại khu vực miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, số mắc có chiều hướng tăng cao trong các tuần gần đây. Tính đến tuần 31/2023, Hà Nội đã ghi nhận 3.180 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng 5,7 lần. 

Để tăng cường hỗ trợ địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng 5,7 lần, Cục Y tế dự phòng cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn - Ảnh 2.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tập trung chỉ đạo thành lập ngay đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trực tiếp đi kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thành phố Hà Nội về chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt xuất huyết và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để báo cáo lãnh đạo Bộ.

Phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết tại Hà Nội và chủ động tham mưu Bộ Y tế trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Đồng thời hướng dẫn các địa phương thuộc khu vực phụ trách giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng; tổ chức xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng/bọ gậy, xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế dự phòng thuộc khu vực phụ trách.

Liên quan đến công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội mới đây đã có Công văn đề nghị trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đáp ứng kịp thời hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết, máy phun đảm bảo sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch. Thực hiện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định, kịp thời, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng, diễn biến kéo dài.

Bên cạnh đó, CDC thành phố cũng đề nghị trung tâm y tế tham mưu UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai các hoạt động cao điểm chủ động phòng, chống sốt xuất huyết trong tháng 8 và 9/2023.

Ngoài hoạt động giám sát côn trùng thường xuyên, yêu cầu 100% các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch phải được giám sát côn trùng để đánh giá nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp.

Song song với đó, CDC Hà Nội cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tuyên truyền trực tiếp, truyền thông lưu động (loa kéo), các hội nhóm Zalo thôn, tổ dân phố... Các nội dung tuyên truyền cần cụ thể, rõ ràng, tập trung vào đặc điểm tình hình dịch tại địa phương, sự nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế lo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đấtBộ Y tế lo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất

SKĐS - Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các tỉnh, thành tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Thái Bình
Ý kiến của bạn