Ca mắc COVID-19 ở Sơn La tăng cao đột biến dẫn đến quá tải cục bộ

13-03-2022 18:01 |
google news

SKĐS - Trong tuần qua, mỗi ngày Sơn La có thêm gần 5.000 F0 dẫn đến quá tải cục bộ tại một số cơ sở y tế.

790 cán bộ y tế ở Sơn La mắc COVID-19790 cán bộ y tế ở Sơn La mắc COVID-19

SKĐS - UBND tỉnh Sơn La vừa có báo cáo về tình hình lây nhiễm COVID-19 trong ngành y tế và lực lượng chống dịch.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La, từ đầu năm đến nay trên địa bàn ghi nhận 79.875 ca mắc COVID-19. Đặc biệt trong tuần qua, mỗi ngày có thêm gần 5.000 F0 dẫn đến quá tải cục bộ tại một số cơ sở y tế.

Được biết ngoài hơn 41.000 người đang cách ly, điều trị tại nhà, Sơn La có 969 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh và Khu điều trị F0.

Bệnh nhân mắc COVID-19 ở Sơn La tăng cao đột biến dẫn đến quá tải cục bộ - Ảnh 2.

Sơn La có gần 1.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế. Ảnh: CDC Sơn La

Về trang thiết bị xét nghiệm, toàn tỉnh Sơn La hiện có 7 hệ thống xét nghiệm PCR tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các bệnh viện: Đa khoa tỉnh; đa khoa Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu; đa khoa huyện Phù Yên; đa khoa Cuộc Sống; đa khoa Mộc Châu; đa khoa huyện Sông Mã. Trong đó, 3 đơn vị được phép xét nghiệm khẳng định là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên.

Tuy nhiên, trang thiết bị điều trị của các cơ sở y tế hiện nay cơ bản chỉ đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường. Để điều trị bệnh nhân COVID-19 phải thành lập các cơ sở thu dung, điều trị riêng, với trang thiết bị y tế thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế. Do vậy, khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, nhu cầu về trang thiết bị để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tăng cao đột biến, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ tại một số địa bàn trong tỉnh, số lượng trang thiết bị y tế hiện có chưa đáp ứng được công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh nhân mắc COVID-19 ở Sơn La tăng cao đột biến dẫn đến quá tải cục bộ - Ảnh 3.

Số lượng trang thiết bị y tế hiện có chưa đáp ứng được công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: CDC Sơn La

Về giải pháp khắc phục, theo ông Trần Trọng Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La, các đơn vị trực thuộc đã rà soát nhu cầu trang thiết bị theo định mức quy định của Bộ Y tế, chủ động mua sắm, đáp ứng nhu cầu tại chỗ bằng nguồn thu sự nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để đảm bảo kịp thời cho công tác phòng, chống dịch. Thực hiện điều chuyển trang thiết bị giữa các đơn vị, giải quyết nhu cầu cấp bách, cục bộ tại các địa phương bùng phát dịch. Đồng thời, đề xuất với UBND các huyện, thành phố hỗ trợ; kêu gọi vận động sự ủng hộ của nhân dân, các tổ chức xã hội.

Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Sơn La đã nhận hỗ trợ từ Bộ Y tế 62 chiếc máy thở; 1 hệ thống xét nghiệm PCR; 1 xe tiêm chủng; 76.000 test nhanh; 2.820 chiếc khẩu trang N95; 500.000 chiếc khẩu trang y tế; 1.229 bộ quần áo phòng chống dịch và cơ số thuốc điều trị COVID-19. Hiện, Sở đang tiếp tục đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ một số thiết bị như máy thở, máy theo dõi bệnh nhân..

Bệnh nhân mắc COVID-19 ở Sơn La tăng cao đột biến dẫn đến quá tải cục bộ - Ảnh 4.

Kiểm tra khu cách ly và cơ sở điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: CDC Sơn La

Về việc người dân khi mua thuốc tự điều trị COVID-19 và bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Sở Y tế tỉnh Sơn La khuyến cáo, để sử dụng thuốc điều trị COVID-19 an toàn, hiệu quả, người dân cần mua và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do các tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.

Bên cạnh đó, người dân chỉ mua và sử dụng các loại test nhanh xét nghiệm COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, Giấy phép nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các nhà cung ứng hợp pháp tại các cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế. Không mua và sử dụng các loại test nhanh xét nghiệm COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng được rao bán trên mạng xã hội, gây tốn kém, lãng phí.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát hiện biến thể nguy hiểm mới Deltacron lai giữa Delta-Omicron


Nhật Tân
Ý kiến của bạn