Cà gai leo. Ảnh: KH |
Giải rượu:
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp: Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 25g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia uống 2 lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị dùng trong 20 ngày (theo chỉ định của bác sĩ).
Chữa ho do viêm họng: Rễ cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
Chữa viêm lợi, viêm quanh răng: 3g hạt cà gai leo, tán nhỏ, cho vào trong dụng cụ đựng bằng đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. Ngày làm 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày. Hoặc ngày ngậm 10-20ml cao lỏng chiết xuất từ cà gai leo, ngậm sau bữa ăn sáng và tối.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...): 35g rễ cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể sử dụng dược phẩm cà gai leo được chiết xuất dạng viên, cao khô hay trong các sản phẩm thực phẩm chức năng... sẽ giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng về liều lượng, thời gian cần theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Huyền