BV Việt Đức: Phẫu thuật robot nắn trượt cột sống cho bệnh nhân người Anh

30-12-2016 16:16 | Camera bệnh viện

SKĐS - Bệnh nhân người Anh Jonathan L., 54 tuổi, được phẫu thuật nắn trượt cột sống với sự định vị chính xác bằng Robot tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Vào lúc 8 giờ ngày 27/12/2016, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân nam Jonathan L., 54 tuổi, quốc tịch Anh, thường trú tai Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đã được phẫu thuật nắn trượt cột sống với sự định vị chính xác bằng Robot tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Ban đầu, bệnh nhân bị đau buốt vùng thắt lưng nhiều năm. Đau tăng khi vận động như đi lại cúi, ưỡn, mang xách vật nặng. Các cơn đau ngày một tang dần gây ảnhh ưởng nhiều đến hoạt động xinh hoạt hang ngày. Bệnh nhân còn bị tê buốt chân trái khi đứng và đi lại, biểu hiện của sự chèn ép rễ thần kinh L5. Bệnh nhân chỉ đi bộ khoảng 200 m đã phải dừng lại nghỉ ngơi, do đau lưng và buốt chân không thể chịu đựng được. Bệnh nhân chỉ đứng được 10 phút phải ngồi xuống nghỉ. Tất cả hoạt động sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phẫu thuật nắn trượt cột sống bằng robot cho bệnh nhân người Anh

Hình ảnh chụp X-quang cột sống của bệnh nhân

KHi chụp phim, trên phim XQ phát hiện hình ảnh trượt đốt sống L4L5 độ 2 (trượt nặng), cột sống thoái hoá nghiêm trọng, xẹp toàn bộ chiều cao đĩa đệm L4L5, nhiều mổ xương thoái hoá mọc ra.Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh thoái hoá độ 5 đĩa đệm L4L5, thoát vị đĩa đệm L4L5 chèn ép vào rễ thần kinh L5 bên trái.

E kíp bác sỹ thực hiện phẫu thuật gồm có PGS. TS Nguyễn Văn Thạch, nguyên phó giám đốc BV HN Việt Đức, TS Nguyễn Lê Bảo Tiến Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình Việt Đức, Bác sỹ Đỗ Mạnh Hùng – khoa phẫu thuật cột sống. Bệnh nhân được chẩn đoán là trượt đốt sống L4L5 độ 2, thoát vị đĩa đệm L4L5 chèn ép bên trái. Bệnh nhân cũng đã đi khám và được chẩn đoán tương tự tại một bệnh viện bên Singapore trước đó 1 tháng. Các bác sĩ bên Singapore cũng khuyên bệnh nhân mổ tại bệnh viện của họ. Tuy nhiên bệnh nhân đã tìm hiều trên mạnh về tính ưu việt và an toàn của phẫu thuật nắn trượt với hệ thộng định vị Robot, và yêu cầu được phẫu thuật với RB. Tuy nhiên, tại Singapore chưa có hệ thống RB này, nên người bệnh quyết định về khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức sau khi tìm hiểu kỹ càng trên mạng và với sự tư vấn của người thân trong gia đình.

Phẫu thuật robot nắn chỉnh cột sống tại BV Việt Đức

Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. Bác sĩ định vị đốt sống L4l5 dưới hệ thống C – arm. Khảo sát toàn bộ cột sống và đêm đồng bộ hoá với máy tính với dữ liệu đã được chụp trước bằng CT scanner. Lên kế hoạch bặt vít, hướngvít, góc của vít, tính các lực cơ học trên máy tính, để đảm bảo nắn trượt được đốt sống, khôi phục lại sự cân bằng cấu trúc cơ học, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sau khi các phương án đã được chi tiết hoá, các thông tin sẽ được truyền tải tới hệ thống RB. Hệ thống RB này sẽ được cố định và người bệnh nhân. Dưới sự định vị của RB, cánh tay RB sẽ chuyển động theo đúng hướng vít đã được lên kế hoạch từ trước. Từ đó người bác sĩ chỉ phải rạch da vớichiềudài 1cm cho mỗi vít (tổng cộng là 4 vít), qua cánh tay RB hướng dẫn, BS định vị đường vào bắt vít cuống sống, khoan vào than đốt sống và bắt 4 vít vào cột sống L4L5. Đây là kỹ thuật bắt vít ít xâm lấn, không mổ mở, không tàn phá tổ chức, giúp Bn giảm đau sau mổ, hồi phục nhanh. Kỹ thuật với sự định vị của RB đảm bảo độ an toàn gần như tuyệt đối. Tiếp đó người phẫu thuật viên rạch 1 đường rạch da nhỏ khoảng 2cm bên trái, ngang với đĩa đẹm L4L5, sự dụng hệ thống ống nong, lấy hết đĩa đệm L4L5, lấy các mảnh thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh bên trái. Sau đó đặt 1 miếng ghép nhân tạo thay cho đĩa đệm L4L5, để hàn cứng 2 đốt sống này với nhau. Đây cũng là kỹ thuật hàn xương ít xâm lấn qua các hệ thống ống nong, đòi hỏi phải có đầy đủ trang bị kỹ thuật như kính vi phẫu, hệ thống mổ ít xâm lấn. Qua đó có thể lấy được đĩa đệm thoát vị qua đường rạch da rất nhỏ và hàn xương L4L5. Các ưu điểm của kỹ thuất ít xâm lấn tương tự đã nêu ở trên. Cuối cùng, bác sỹ đặt 2 thanh rod kết nối 2 vít L4L5 mối bên đã được bắt từ trước. Qua hệ thống vít và 2 thánh rod này, BS sẽ từ từ nắn trượt đốt sống cho bệnh nhân bằng dụng cụ kết nối bên ngoài. Như vậy cột sống đã được nắn lại cấu trúc giải phẫu, trả lại hình dáng ban đầu. Các vết mổ nhỏ sẽ được khâu thẩm mỹ trong da, gần như không để lại sẹo.

Đây là phương pháp mổ nắn trượt cột sống ít xâm lấn, với sự định vị chính xác RB. Ưu điểm đó chính xác gần như tuyệt đối, an toàn khi bắt vít, giảm thiểu các tai biến trong khi mổ. Thiết kế được vị trí của vít, hướng vít, cấn bằng lực trước mổ, đảm bảo cấu trúc vững vàng cột sống. Phẫu thuật giải ép ít xâm lấn, dưới hướng dẫn của kính vi phẫu, bắt vít ít xâm lấn dưới định vị RB là những kỹ thuật hiện đại nhất trên TG hiện nay về phẫu thuật cột sống. Ưu điểm: đường mổ nhỏ, ít tàn phá tổ chức, ít mất máu, đạt yêu cầu thẩm mỹ, phục hồi nhanh, giảm đau sau mổ cho người bệnh. Hiện nay, trên thế giới, kỹ thuật mổ nắn trượt với định vị chính xác RB được áp dụng ở các nước tiên tiên trên thế giới như Anh Pháp Mỹ… tai Châu Á mới chỉ có Nhật Bản, HànQuóc, Dài Loan, Việt Nam là có công nghệ này. Nguyên nhân là hệ thống máy RB tương đối đắt tiền, và người phẫu thuật viên phải dày dặn kinh nghiệm trong mổxẻ, phải thao tác mổ trong những hệ thống ống nong rất bé. Hiện nay sau mổ bệnh nhân đã hết hoàn toàn đau chân, đaulưng, có thể ngồi dậy đi lại nhẹn hàng. Vết mổ liền tốt. Dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện trong 2 ngày tới.


BS. Đỗ Mạnh Hùng
Ý kiến của bạn