Hà Nội

Bướu cổ: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

05-02-2023 07:45 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Bướu cổ có thể liên quan đến việc lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể không bình thường (cường giáp hoặc suy giáp).

Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng thường gặp ở phụ nữ. Trong một số trường hợp, bướu cổ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp.

Triệu chứng bướu cổ

Hầu hết những người bị bướu cổ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài sưng ở cổ. Trong nhiều trường hợp, bướu cổ nhỏ chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra hình ảnh cho một tình trạng khác. Hầu hết các bướu cổ đều không đau, nhưng nếu bạn bị viêm tuyến giáp (tuyến giáp bị viêm), nó có thể gây đau.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác phụ thuộc vào việc chức năng tuyến giáp có thay đổi hay không, bướu cổ phát triển nhanh như thế nào và liệu nó có cản trở hô hấp hay không.

Các triệu chứng chính của bướu cổ bao gồm:

  • Xuất hiện một khối u ở phía trước cổ của bạn.
  • Cảm giác căng tức ở vùng cổ họng.
  • Khàn giọng
  • Sưng hoặc nổi tĩnh mạch cổ.
  • Có cảm giác chóng mặt khi giơ tay lên trên đầu.
Bướu cổ: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 1.

Hầu hết những người bị bướu cổ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài sưng ở cổ.

Các triệu chứng khác, ít phổ biến hơn bao gồm:

Một số người bị bướu cổ cũng có thể bị cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Các triệu chứng của cường giáp bao gồm:

Một số người bị bướu cổ cũng có thể bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém). Các triệu chứng của suy giáp bao gồm:

Bướu cổ: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 2.

Một số người mắc bướu cổ cũng có thể bị cường giáp hoặc suy giáp.

Chẩn đoán bệnh bướu cổ

Các bất thường của tuyến giáp có thể được phát hiện qua việc tự khám tại nhà (nhìn, sờ). Hoặc phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá bệnh bướu cổ, bao gồm:

Xét nghiệm máu

Phương pháp này đo nồng độ hormone tuyến giáp, cho biết tuyến giáp của bạn có hoạt động bình thường hay không.

Xét nghiệm kháng thể

Phương pháp này tìm kiếm một số kháng thể được tạo ra khi mắc một số dạng bướu cổ. Kháng thể là một loại protein được tạo ra bởi các tế bào bạch cầu. Các kháng thể giúp bảo vệ chống lại những tác nhân có hại như virus gây bệnh hoặc nhiễm trùng trong cơ thể bạn.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Bác sĩ có thể nhìn tuyến giáp của bạn để kiểm tra kích thước của nó và xem nó có u (nhân giáp) hay không.

Sinh thiết

Sinh thiết là lấy một mẫu mô hoặc tế bào để kiểm tra. Bạn có thể cần sinh thiết tuyến giáp nếu có các nhân giáp lớn trong tuyến giáp. Sinh thiết được thực hiện để loại trừ ung thư.

Xạ hình tuyến giáp

Hình ảnh sắc nét cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp một cách toàn diện và giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ngay ở giai đoạn khởi phát.

Chụp CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) tuyến giáp

Nếu bướu cổ lớn hoặc lan vào ngực, chụp CT hoặc MRI được sử dụng để đo kích thước và sự lan rộng của bướu cổ.

Bướu cổ: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị - Ảnh 2.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh bướu cổ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bướu cổ như thế nào?

Bướu cổ đơn thuần (lành tính) có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Loại bướu cổ này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bạn bị phì đại tuyến giáp, điều quan trọng là phải đến các cơ sở y tế vì bướu cổ có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Trong số đó, một số nguyên nhân cần được điều trị.

Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước tuyến giáp của bạn đã phát triển như thế nào, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Cách điều trị bướu cổ bao gồm:

- Nếu bướu cổ nhỏ và không có triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể quyết định rằng bạn không cần điều trị. Tuy nhiên, cần theo dõi và thăm khám định kỳ cẩn thận tuyến giáp xem có bất kỳ thay đổi nào không.

- Thuốc: Sử dụng thuốc để đưa hormone tuyến giáp trở về trạng thái hoạt động bình thường.

- Điều trị bằng i-ốt phóng xạ (xạ trị): Phương pháp điều trị này, được sử dụng trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức. I-ốt đi đến tuyến giáp và giết chết các tế bào tuyến giáp, làm tuyến giáp co lại. Sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ, bạn có thể sẽ phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt quãng đời còn lại.

- Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp của bạn. Bạn có thể sẽ dùng phương pháp phẫu thuật nếu bướu cổ lớn, gây khó thở và khó nuốt. Phẫu thuật đôi khi cũng được sử dụng để loại bỏ các nhân giáp. Phẫu thuật phải được thực hiện nếu có ung thư. Tùy thuộc vào số lượng tuyến giáp bị cắt bỏ, bạn có thể phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp trong suốt quãng đời còn lại.

Ai có khả năng mắc bướu cổ?Ai có khả năng mắc bướu cổ?

SKĐS - Khi bị bướu cổ, tuyến giáp sẽ tăng kích thước, trong một số trường hợp, bướu cổ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Có Nên Uống Nước Cam Trước Khi Ăn? | SKĐS


ThS.BS Hoàng Vũ
Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Bạch Mai
Ý kiến của bạn