Buồn nôn khi mang thai, dùng thuốc gì?

19-03-2013 11:07 | Tin nóng y tế
google news

Có 90% người mang thai bị nôn, buồn nôn trong các tháng đầu, sau đó 50% giảm đi vào tuần thứ 14 nhưng 10% đến tuần thứ 20 vẫn còn nôn, số rất ít còn nôn đến tận ngày sinh. Khi đã thay đổi cách ăn uống mà không có hiệu quả thì phải dùng thuốc chống nôn.

Có 90% người mang thai bị nôn, buồn nôn trong các tháng đầu, sau đó 50% giảm đi vào tuần  thứ 14 nhưng 10% đến tuần thứ 20 vẫn còn nôn, số rất ít còn nôn đến tận ngày sinh. Khi đã thay đổi cách ăn uống mà không có hiệu quả thì phải dùng thuốc chống nôn.

Trước khi dùng thuốc, cần loại trừ các trường hợp nôn, buồn nôn do những nguyên nhân khác như viêm dạ dày, viêm tụy, ruột thừa (dựa vào bệnh sử hay khám). Thuốc dùng phải đảm bảo ít độc cho mẹ và thai, không gây dị tật thai.
Buồn nôn khi mang thai, dùng thuốc gì? 1
 Gừng là vị thuốc được dùng chống nôn cho phụ nữ mang thai.

Nhóm thuốc có thể dùng

Các thảo mộc: gừng làm co thắt dạ dày, gia tăng nhu động ruột, nhờ đó giảm nôn, buồn nôn. Các nhà nghiên cứu Anh cho những người có thai dưới 20 tuần, bị nôn trầm trọng phải nhập viên, uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg bột gừng khô, đã làm giảm nôn rõ rệt, không gây ra bất cứ tác hại nào cho thai phụ, thai nhi. Một số nước như Anh, Mỹ cho dùng gừng trong trường hợp có thai bị nôn, buồn nôn nặng tại bệnh viên.

Vitamin B6: là chỉ định đầu tay, vì có hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho bà mẹ và thai nhi. Có thể chủ động bổ sung để phòng nôn hoặc điều trị nôn.  

 Khi dùng gừng, vitamin B6 không  hiệu quả mới dùng đến các thuốc khác.

Các kháng histamin: trước đây, do chưa đầy đủ thông tin nên dùng rất dè dặt; chỉ hạn chế trong một số loại như doxylamin, meclizin, dimenhydrinat, không dùng diphenylhydramin ở 3 tháng đầu thai kỳ. Các nghiên cứu sau này lại cho kết quả khác, chứng minh kháng histamin thế hệ cũ và mới không gây dị tật thai, không hại cho trẻ bú. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nữ mang thai tiếp cận với thuốc.

Những thuốc chống nôn không nên dùng

Domperidon: domperidon không thấm qua hàng rào máu não, không ức chế các thụ thể dopamin ở não song ức chế các thụ thể dopamin ở ngoại biên nên kích thích nhu động ruột, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhờ đó chống được nôn, buồn nôn. Tuy nhiên, với người mang thai dùng domperidon  không thuận lợi vì làm tăng tiết prolactin, làm tăng bài tiết sữa tuy không nhiều, song có thể gây ra những rối loạn về tiết sữa, kinh nguyệt. Chưa có bằng chứng gây dị tật thai nhưng thông tin về tính an toàn cho thai chưa đầy đủ và vì các tác dụng phụ trên nên không dùng cho người có thai, cho con bú, đặc biệt đang nuôi trẻ đẻ non.

Metoclopramid: do kháng dopamin, metoclopramid làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tráng, giãn phần trên dạ dày, làm dạ dày rỗng nhanh nên làm giảm sự trào ngược từ dạ dày, tá tràng lên thực quản; nhờ đó chống được nôn (tương tự domperidpol). Nhưng mecloprmat thấm qua hàng rào máu não gây mất tập trung, buồn ngủ và qua được nhau thai khi thai đủ tháng. Chưa có thông tin đầy đủ trên người về tính an toàn cho thai và vì các tác dụng phụ (tương tự domperidon) nên không dùng cho người mang thai.   

DS. Bùi Văn Uy

 


Ý kiến của bạn