Bưởi tốt cho sức khỏe, nhưng ai cần thận trọng khi dùng?

27-02-2022 07:30 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Bưởi là một trong những loại trái cây có múi phổ biến nhất, có nhiều dinh dưỡng bao gồm cả các chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật... Tuy nhiên, đối với một số người cần thận trọng khi ăn bưởi.

Bưởi có tên khoa học là Citrus paradisi, thuộc họ Rutaceae

Bưởi chứa nhiều chất dinh dưỡng, dưới đây là thông tin dinh dưỡng cho 1 cốc bưởi:

  • Lượng calo: 76
  • Tổng chất béo: 0,2 gam (g)
  • Carbohydrate: 19 g
  • Chất xơ: 2,5 g
  • Chất đạm: 1,6 g
  • Đường: 16,8 g
  • Canxi: 28 miligam (mg)
  • Sắt: 0,1 mg
  • Magiê: 21 mg
  • Phốt pho: 18 mg
  • Klai: 340 mg
  • Kẽm: 0,2 mg
  • Vitamin C: 77 mg

1. Lợi ích sức khỏe của bưởi

Giống như các loại trái cây có múi khác, chẳng hạn như cam và quýt, bưởi là một nguồn tuyệt vời của vitamin C.

Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước này rất quan trọng đối với:

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị rằng hầu hết người lớn nên bổ sung từ 75 đến 90 mg vitamin C mỗi ngày. Bổ sung đủ vitamin C rất quan trọng để giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể đóng một vai trò trong việc chống lại một số loại ung thư, đục thủy tinh thểbệnh tim. Nó cũng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm khả năng bị cảm lạnh.

Bưởi còn giàu chất xơ, ít calo có thể giúp hỗ trợ nỗ lực giảm cân bằng cách giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn.

Các chất chống oxy hóa được cho là có thể giúp ích cho làn da bằng cách giảm tác hại của các gốc tự do, dẫn đến lão hóa sớm, biểu hiện trên da dưới dạng nếp nhăn, chảy xệ hoặc xỉn màu.

Một số người sử dụng chiết xuất hạt bưởi và tinh dầu với hy vọng điều trị bệnh. Ví dụ, chiết xuất hoa bưởi đôi khi được sử dụng cho chứng mất ngủ, trong khi tinh dầu lá bưởi được sử dụng như một chất kháng sinh. Nhưng nghiên cứu ủng hộ những tuyên bố này còn hạn chế.

photo-1645859547742

2. Cách ăn bưởi

Có thể ăn bưởi bằng cách ăn trực tiếp các tép bưởi, hoặc ép lấy nước.

Một số người còn rắc đường lên trên để cân bằng vị chua, nhưng điều này có thể làm giảm yếu tố lành mạnh của trái cây. Nếu bạn phải làm ngọt bưởi, hãy thử loại cỏ ngọt không calo thay vì đường. Bưởi đôi khi cũng được sử dụng để làm thạch, mứt cam và siro.

Nếu bạn cảm thấy cách ăn bình thường không hấp dẫn có thể tham khảo các công thức ăn với bưởi như sau:

  • Thêm bưởi vào các món salad: Salad bưởi, cải xoăn và các loại hạt hoặc hạt rang để tăng thêm protein hoặc salad rau bina, quả bơ và bưởi…
  • Xay sinh tố bưởi, cam chuối để tăng lượng trái cây hàng ngày của bạn.

3. Ai cần thận trọng khi dùng bưởi?

Mặc dù bưởi là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh, nhưng ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ không cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng hơn. Quá nhiều bưởi cũng có thể gây ra các phản ứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc buồn nôn, do hàm lượng vitamin C cao.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn và rủi ro sức khỏe của bưởi bao gồm cả tương tác thuốc.

Vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng trong bưởi, thường không độc với một lượng lớn, nhưng vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày trong một thời gian dài có thể liên quan đến tổn thương mô.

Bưởi, nước bưởi, các loại dầu và chiết xuất liên quan cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Điều này là do khả năng tự nhiên của bưởi trong việc ngăn chặn một loại enzyme quan trọng đối với sự hấp thụ thuốc, được gọi là CYP3A4. Ví dụ, khi bạn uống nước ép bưởi với thuốc, sẽ làm thuốc không hoạt động như bình thường có thể gây quá liều thuốc, ngộ độc.

photo-1645859550068

Một số thuốc có tương tác bất lợi với nước bưởi.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể tương tác tiêu cực với bưởi:

Đối với người đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêu thụ bưởi hoặc nước ép bưởi; xem bưởi có tương tác bất lợi với các thuốc mà mình đang sử dụng hay không.

Bưởi cũng có thể có tương tác với việc kiểm soát sinh sản. Mặc dù nó không làm cho việc kiểm soát sinh sản kém hiệu quả hơn, nhưng nó có thể tương tác với thuốc và làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn và căng ngực.


Mời độc giả xem thêm video:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng



DS. Hoàng Thu
Ý kiến của bạn