Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc chế tạo hàng tỷ tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin từ phôi tế bào gốc mang lại bước đột phá trong phương pháp chữa trị cho những bệnh nhân tiểu đường týp 1 - những người cần tiêm insulin hàng ngày vì không thể tự sản xuất.
GS. Douglas Melton - Trưởng nhóm nghiên cứu Trường đại học Harvard cùng các đồng nghiệp đã tiến hành cấy ghép các tế bào beta từ phôi tế bào gốc vào thận của chuột thí nghiệm mắc bệnh tiểu đường. Sau hai tuần theo dõi, kết quả cho thấy không thấy dấu hiệu của bệnh và những tế bào này vẫn tiếp tục sản xuất insulin. Theo GS. Melton, điểm khác biệt của phương pháp tế bào gốc này là có thể tạo ra hàng trăm triệu tế bào beta đáp ứng tất cả các điểm nổi bật của tế bào beta trưởng thành như: Có đầy đủ các thành phần của tế bào beta trưởng thành; Sản xuất canxi ion (Ca2 ) đáp ứng với glucose; insulin được gói vào hạt tiết; Tiết lượng insulin tương đương với các tế bào beta trưởng thành. Đồng thời, các tế bào tiết ra insulin ngay sau khi được cấy ghép và cải thiện tình trạng tăng đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các tế bào beta có nguồn gốc từ tế bào gốc trong các loại động vật bao gồm cả động vật linh trưởng không phải con người.
GS. Elaine Fuchs thuộc Trường đại học Rockeffeller - người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Đây là một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc”.
Quốc Cường (Theo MNT, 10/2014)