Nha sĩ là nơi chúng ta tìm đến khi bị đau răng và chăm sóc nướu, tuy nhiên vai trò của họ còn vượt xa hơn thế. Họ có thể phát hiện sớm ung thư miệng, theo dõi các triệu chứng có thể không được chú ý.
Ung thư khoang miệng bao gồm ung thư miệng, lưỡi và phần sau cổ họng. Mặc dù đây không phải là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Singapore nhưng bệnh đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi cựu nghị sĩ được đề cử của Quốc hội - bà Janice Koh can đảm chia sẻ về bệnh tình của mình. Câu chuyện của bà muốn nhấn mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng của ung thư miệng đến người bệnh.
Ung thư miệng có thể hình thành ở nhiều vùng khác nhau trong khoang miệng: trên lưỡi, các mô lót khoang miệng và nướu, bên dưới lưỡi, gốc lưỡi hoặc thậm chí ở vùng họng phía sau khoang miệng. Những vùng này rất quan trọng đối với hoạt động hàng ngày như nói và ăn uống nên loại bệnh ung thư này thường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Điều trị thường bao gồm phẫu thuật và có thể xạ trị và hóa trị để được chăm sóc toàn diện. Đối với những trường hợp nặng hơn, có thể cần phương pháp điều trị đa diện để kiểm soát tình trạng một cách hiệu quả.
Tầm quan trọng của phát hiện bệnh kịp thời
Phát hiện sớm ung thư khoang miệng có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị. Những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời thường có tỷ lệ sống sót khá cao, khoảng 85-90%. Ngược lại, những người được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thường có tỷ lệ sống sót giảm xuống khoảng 40%, điều này cho thấy cơ hội cứu sống người bệnh nếu phát hiện sớm ung thư.
Đôi khi các triệu chứng khá rõ, chẳng hạn như chảy máu miệng dai dẳng, nổi u hoặc sưng tấy không lành. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng khó phát hiện và không được chú ý.
Việc tự kiểm tra miệng định kỳ rất đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và là bước hiệu quả đầu tiên giúp phát hiện sớm dấu hiệu ung thư, giúp bạn hoặc người thân nhanh chóng thăm khám y tế ngay.
Hướng dẫn tự kiểm tra khoang miệng
Các bước nhanh chóng và chủ động để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Dụng cụ cần: Một chiếc gương để nơi có đủ ánh sáng; đèn pin chiếu sáng để nhìn cho rõ. Lưu ý rửa tay trước khi kiểm tra.
Bắt đầu kiểm tra: Cần kiểm tra kỹ vì ung thư miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trong khoang miệng.
Cổ: Dùng ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra dưới hàm xem có vết sưng tấy bất thường nào không. Kiểm tra xem cả hai bên hàm có đối xứng không.
Môi: Nâng môi trên và hạ môi dưới để kiểm tra bên trong xem có vết loét hoặc thay đổi màu sắc nào không. Cảm nhận toàn bộ đường viền của đôi môi xem có bất thường hoặc thay đổi kết cấu nào không.
Nướu: Kiểm tra bên trong và bên ngoài nướu, cảm nhận xem có điều gì khác thường không.
Má: Lần lượt kéo từng bên má để quan sát bên trong. Tìm kiếm các vùng đổi màu hoặc các mảng bất thường. Nhẹ nhàng kiểm tra bên trong má xem có vết loét hoặc vùng bất thường nào không.
Lưỡi: Thè lưỡi và kiểm tra kỹ từng bên. Kiểm tra mặt trên, hai bên và mặt dưới lưỡi xem có dấu hiệu bất thường nào không.
Miệng: Thè lưỡi ra, kiểm tra vòm miệng và sàn miệng. Cảm nhận xem có khối u hoặc vết sưng tấy bất thường không.
Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn phân biệt được những đặc điểm bình thường và bất thường bên trong miệng. Nếu có phát hiện bất thường hoặc không chắc chắn, hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ.
Vết loét hay ung thư khoang miệng?
Phát hiện vết loét trong miệng là một dấu hiệu khiến chúng ta lo lắng, nhưng vết loét hầu như không phải là báo hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Nhiều vết loét chỉ là một tổn thương đơn giản và sẽ lành trong vòng vài tuần.
Dưới đây là cách phân biệt giữa vết loét miệng và các dấu hiệu nghiêm trọng hơn của ung thư khoang miệng:
- Các vết loét miệng thường gây đau đớn, trong khi các vùng tổn thương ung thư khoang miệng lại không có cảm giác đau.
- Không giống như vết loét bình thường sẽ lành trong vòng hai tuần, tổn thương ung thư khoang miệng có xu hướng dai dẳng và lan rộng.
- Các mảng tổn thương do ung thư miệng gây ra có cảm giác thô ráp, cứng và không thể cạo.
- Tìm kiếm những mảng loang lổ bất thường trong khoang miệng: ung thư khoang miệng xuất hiện dưới dạng các vùng màu đỏ - trắng hỗn hợp hoặc là các mảng loang lổ lớn màu trắng, đặc biệt là trên lưỡi, sau miệng, nướu hoặc má.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào như trên và có kèm theo sốt, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để phân biệt các mô lành và những bất thường cần đánh giá chuyên sâu.
Lưu ý, việc kiểm tra răng miệng hai lần một năm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Nguyên nhân thường gặp gây ung thư miệng
Nhận biết các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư miệng là bước đầu giúp phòng ngừa bệnh.
Hút thuốc lá: hút thuốc lá, xì gà, tẩu thuốc và nhai bã thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy hút thuốc lá điện tử cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư miệng.
Uống rượu bia: Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư miệng kết hợp với thói quen hút thuốc lá.
Nhiễm virus u nhú ở người (HPV): Đặc biệt là loại HPV 16 lây truyền qua đường tình dục.
Tuổi tác: Khi cơ thể già đi, nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng sẽ tăng cao hơn.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Da hoặc môi khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ, ít trái cây và rau quả có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Bác sĩ Tanujaa Rajasekaran - Chuyên gia ung thư nội khoa thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore có chuyên khoa sâu trong điều trị ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ (não, tuyến nước bọt, lưỡi, vòm họng, v.v), ung thư gan và ung thư sinh dục niệu (tuyến tiền liệt, bàng quang, tử cung, buồng trứng, v.v). Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Tanujaa, vui lòng liên hệ: Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội Tầng 5 số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637 Email: hanoi@canhope.org / info@parkway.com.vn FB page: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi
|
Thu Nguyễn