Bùn phun trào sau nứt đất ở Phú Yên có độc không?

10-04-2025 16:48 | Xã hội
google news

SKĐS - Trước hiện tượng nứt đất kéo theo bùn phun trào mạnh ở Đồng Xuân, Phú Yên, nhiều người dân đã lấy bùn về tắm, đắp mặt. Chuyên gia khuyến cáo cần thận trọng trước khi có kết luận về thành phần của loại bùn này.

Chuyên gia địa chất nói gì về nứt đất kéo bùn phun lên ở Phú Yên?Chuyên gia địa chất nói gì về nứt đất kéo bùn phun lên ở Phú Yên?

SKĐS - Lãnh đạo sở Nông nghiệp và Môi trường Phú Yên đã đề nghị địa phương theo dõi chặt chẽ hiện tượng sụt lún, nhất định không cho người dân hiếu kỳ đến gần khu vực bùn phun trào.

Khuyến cáo không mang bùn về sử dụng

Ngày 10/4, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung cho biết, theo đề nghị của sở chức năng tỉnh Phú Yên, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung vừa cử lực lượng đến hiện trường vụ bùn phun trào bất thường tại ruộng sắn thôn Tân Vinh (xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) từ tối 6/4 đến nay để khảo sát, đánh giá, kết luận nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.

Bùn phun trào sau nứt đất ở Phú Yên có độc không?- Ảnh 2.

Bùn ở Phú Yên vẫn tiếp tục phun trào.

Tại đây, cho đến sáng ngày 10/4, khu vực bùn phun trào tại địa phương vẫn còn phun. Miệng phun này không phun trào liên tục mà diễn ra ngắt quãng. Trong ngày 9/4, lượng bùn trào từ miệng hố rộng khoảng hơn 60m đã di chuyển thêm về hướng bắc với 4 vết nứt xung quanh miệng hố, chiều cao cũng tăng hơn so với những ngày đầu. Đến hôm nay bùn vẫn tiếp tục phun trào nhưng chảy chậm, bùn chảy theo hướng không cố định, nên diện tích cũng mở rộng hơn so với những ngày đầu. Tuy nhiên vẫn chưa lan rộng đến nhà dân hay các mảnh đất xung quanh. Lực lượng dân quân, công an địa phương cũng túc trực bảo vệ hiện trường.

Ông Vũ Mạnh Hải, Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung cho biết, hiện tượng bùn phun trào không phải là điều quá lạ lẫm và từng xuất hiện nhiều nơi tại Việt Nam. Hiện tượng bùn phun lên sẽ giảm dần khi áp lực từ dưới đất giảm.

Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã quan trắc, lấy mẫu bùn tại khu vực này để phân tích và sẽ có kết quả sớm nhất về hiện tượng này. 

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Trần Quốc Huy, để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp người dân hiếu kỳ đến gần miệng phun, địa phương đã mở rộng diện tích rào chắn, bố trí lực lượng trực 24/24h tại hiện trường, nếu phát hiện nguy hiểm sẽ chủ động sơ tán người dân gần khu vực. Địa phương cũng liên tục phát đi cảnh báo yêu cầu người dân không đến gần khu vực này, không tự ý lấy bùn về sử dụng khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng.

Cùng quan điểm, Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Vũ Mạnh Hải khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, người dân không nên mang bùn về sử dụng khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng.

Bùn thực chất là đất sét gặp nước bão hòa?

TS Phạm Tích Xuân và cộng sự Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã từng có nghiên cứu về hiện tượng phun bùn ở Ninh Thuận.

Phun bùn là cách gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng để chỉ các ụ đất bị phồng lên và trở nên bùng nhùng, đôi khi có bùn nhão màu xám xanh đùn tràn trên bề mặt xảy ra gần đây ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Hiện tượng này đã gây hoang mang trong dư luận và lo ngại trong nhân dân vì người hoặc trâu bò vô tình đi vào có thể bị thụt xuống các ụ bùn này, rất nguy hiểm. Tuy nhiên nó không có gì là bất thường. 

Tại Ninh Thuận, Bình Thuận đã từng xuất hiện hàng loạt các ụ bùn tương tự và hiện vẫn đang tồn tại. Ngoài ra ở nhiều nơi khác như khu vực Ma Lâm (thành phố Phan Thiết), huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) hay ở thị trấn Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) cũng đã từng xuất hiện hàng loạt các ụbùn tương tự. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng chỉ là những suy đoán không có căn cứ khoa học trên cơ sở các nghiên cứu nghiêm túc.

Nghiên cứu chi tiết về thành phần khoáng vật và thành phần hóa học của bùn tại các gò bùn ở khu vực xã Lợi Hải và Nhị Hà (tỉnh Ninh Thuận) cho thấy bùn có đặc điểm là hàm lượng sét cao (40-50%), trong đó chủ yếu là montmorilonit (lên đến 36%). Phần trăm natri trao đổi (ESP) của bùn dao động từ 15,61 đến 68,73% và thuộc nhóm có độ kiềm cao. 

Nồng độ montmorilonit cao làm cho bùn trong gò bùn có khả năng trương nở đáng kể, mặt khác, độ kiềm cao dẫn đến khả năng phân tán mạnh của các thành phần sét, do đó chúng dễ trương nở khi bão hòa nước tạo ra áp lực đẩy phồng lên, thậm chí làm bùn "tràn" ra bề mặt.

Theo nhóm nghiên cứu của TS Phạm Tích Xuân, hiện tượng "phun bùn" ở Ninh thuận là do hợp phần sét bị trương nở và phân tán mạnh khi bão hòa nước tạo áp lực đẩy phồng lên, thậm chí làm cho bùn phun tràn lên trên bề mặt. 

Các trầm tích Đệ tứ bở rời dải đồng bằng Ninh Thuân - Bình Thuận được hình thành từ các sản phẩm phong hóa trong điều kiện khô và bán khô đặc trưng bởi hợp phần montmorilonit cao và độ soda lớn làm cho chúng dễ dàng bị trương nở và phân tán khi gặp nước. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các ụ bùn mà đã được gọi là các điểm "phun bùn" tương tự như ở Lợi Hải và Nhị Hà (Ninh Thuận). 

Tuy nhiên, các ụ bùn chỉ có thể xuất hiện tại những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nước ngầm (mực nước ngâm nâng cao) làm cho sét bị bão hòa nước kéo theo sự trương nở và phân tán mạnh mẽ của chúng.

Hiện tượng bùn phun trào xảy ra trên ruộng trồng sắn của ông Nguyễn Văn Lợi (72 tuổi, ở thôn Tân Vinh, xã Xuân Sơn Nam) từ chiều tối 6/4. Tại đây, một dòng bùn nước mịn màu vàng nhạt liên tục trào lên từ lòng đất, tạo thành khu vực trào bùn rộng. Xung quanh vị trí này cũng xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đất. Hiện vẫn chưa xác định được độ sâu của điểm trào bùn cũng như nguyên nhân chính xác của hiện tượng.

Theo người dân địa phương, vào năm 1979, cũng tại khu vực này bùn non đã từng trào lên một lần. Cơ quan chức năng tại thời điểm đó có đến kiểm tra nhưng không tìm ra nguyên nhân. Hiện tượng bùn phun trào kéo dài khiến người dân địa phương lo lắng sẽ làm mặt đất đứt gãy, sụt lún.

Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa và hoa màu tại Phú YênMưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa và hoa màu tại Phú Yên

Do tình hình mưa lớn kéo dài từ ngày 22/2 đến nay, mực nước trên các sông tại tỉnh Phú Yên tăng, dẫn đến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân ở các huyện Đồng Xuân, Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.


Ý kiến của bạn