BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng: Không nên hoang mang về nhiễm độc thủy ngân

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng

Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương

31-08-2019 06:08 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, không nên quá hoang mang, lo lắng về việc nhiễm độc thủy ngân. Bởi khả năng nhiễm độc thấp, nếu có nhiễm độc thì sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cấp ngay.

Sau vụ cháy tối 28/8 tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Động tại số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, một số hộ dân sinh sống gần khu nhà xưởng của công ty này vẫn còn cảm giác khó chịu bởi mùi khói, cùng với những lo ngại về chất lượng không khí bị ô nhiễm sau vụ cháy nhiễm chất hóa học khiến người dân hoang mang,  lo lắng.

Trước đó, có thông tin cho rằng, vụ cháy nhà máy Rạng Đông  làm phát tán nhiều hóa chất độc hại vào môi trường trong đó có chất cực độc là thủy ngân. Thậm chí đã có một số người  dân và phóng viên đưa tin vụ cháy  có biểu hiện đau đầu, chóng mặt…. đã đến Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai khám bệnh , tuy nhiên vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ  trong đám cháy một nhà máy như vậy khả năng có hóa chất trong đó có thủy ngân là có thể xảy ra. Đối với cơ thể con người, chỉ cần 1 hàm lượng thủy ngân rất nhỏ có thể gây ngộ độc. Thủy ngân có ở nhiều nguồn,  ăn các loại thủy hải sản nhiễm độc thủy ngân con người  cũng có khả năng phơi nhiễm.

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận đúng, khoa học, bởi  thủy ngân  là kim loại rất độc,  không hòa tan trong nước, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, nó  có thể tồn tại ngoài  môi trường. Nếu tiếp xúc với bộ phận cơ thể nào sẽ gây tổn thương ở tổ chức đó.  Ví dụ khi  nuốt phải thủy ngân sẽ gây chảy máu, thủng đường tiêu hóa, xâm nhập qua  da, vào máu  có thể gây độc toàn thân,  gây suy thận cấp, suy hô hấp cấp…..

BS Nguyễn Ngọc Hồng cho rằng, triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân thường xuất hiện ngay, trong thời gian ngắn, với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khó thở, sốt, …. Tuy nhiên những người đã trải qua vụ cháy, hoặc ở trong môi trường có đám cháy, cũng có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự.  Lý do là vì khi cháy,  trong môi trường chật hẹp , không khí loãng, tình trạng  thiếu ô xy cũng có thể xảy ra , gây ra các triệu chứng kể trên.   “Nên việc đổ xô đi khám là không cần thiết nếu không có triệu chứng”, BS Hồng cho biết.

Không nên hoang mang trước thông tin không khí bị nhiễm độc thủy  ngân

Theo BS Nguyễn Ngọc Hồng,  sau khi vụ cháy xảy ra, ở Hà Nội do bị ảnh hưởng của cơn bão số 4 trên biển, gây ra mưa to,  gió lớn, và có cả sấm sét.  Nếu trời mưa lớn  như vậy, chắc chắn thủy ngân bị phát tán sau đám cháy  (nếu có) sẽ giảm nồng độ độc tố trong không khí.   Ngoài ra, khi  trời mưa cộng thêm sấm sét, tia lửa điện trong sấm sét  sẽ gây các phản ứng hóa học trong các chất tồn tại trong không khí, ví dụ N O2 H2=HNO3…. . Mưa bão còn kèm theo gió rất mạnh còn có khả năng  sẽ làm loãng nồng độ ô nhiễm trong không khí.

Vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông gây ra nhiều lo ngại về vấn đề môi trường

“Người dân không nên hoang mang, lo lắng về ô nhiễm thủy ngân hay ngộ độc thủy ngân”, BS Hồng khuyên. Cần phải chờ thêm thông tin từ cơ quan chức năng , các cơ quan quan trắc môi trường. Về các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe cần bình tĩnh theo dõi,  bởi nếu ngộ độc thủy ngân sẽ xuất hiện các triệu chứng cấp tính ngay. Trong trường hợp  nhiễm thủy ngân ở mức độ nhẹ, sẽ được cơ thể đào thải theo thời gian.  Nếu có dấu hiệu nghi ngại, cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, loại trừ cả những nguyên nhân bệnh lý nhưng có biểu hiện tương tự.

Mới  đây,  Ủy ban nhân dân phường Hạ Đình đã ra quyết định thu hồi văn bản khuyến nghị  người dân không sử dụng thực phẩm, nước trong bán kính 1 km tính từ Công ty Rạng Đông. Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường quan trắc không khí, nguồn nước khu vực xung quanh Công ty Rạng Đông, phường Hạ Đình, sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.

BS Ngọc Hồng khuyên, trong một đám cháy, nếu có nhiễm độc từ môi trường, tùy loại hóa chất gây độc có biện pháp phòng hộ thích hợp. Nếu có phát tán thủy ngân ngoài môi trường,  cần mặc quần áo bảo hộ, che kín người, đeo kính, đội mũ, đeo khẩu trang để phòng phơi nhiễm.  “Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh khả năng này rất ít”, BS Hồng nói.

 

BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương lưu ý những triệu chứng của ngộ độc thủy ngân như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khó thở, sốt, …. Người dân, nhất là những người sống gần đám cháy, cần đến các cơ sở y tế để khám bệnh và có thể xem xét ngộ độc thủy ngân.

 


Hải Yến
Ý kiến của bạn