Các nhà lãnh đạo EU có đồng ý gia hạn không?
Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà muốn đảng Bảo thủ và Công đảng đối lập nhất trí một kế hoạch Brexit mới và đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện trước ngày 10/4 do đó cũng là ngày EU tiến hành cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề Brexit. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Anh vẫn khẳng định thỏa thuận rút khỏi EU, phần bị Hạ viện bỏ phiếu bác hồi cuối tuần trước, sẽ vẫn là một phần nằm trong thỏa thuận giữa Anh và EU.
Nguy cơ Anh rời khỏi EU ngày càng hiện hữu
Sự bế tắc trong nội bộ nước Anh đang khiến các nhà lãnh đạo EU trở nên mệt mỏi. Dường như nước Anh đang không định hình được tương lai của mình như thế nào, giống như một cuộc nội chiến đang diễn ra, một nhà ngoại giao EU đã bình luận sau khi các nghị sĩ Anh tiếp tục từ chối thông qua thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh vào thứ hai. Phụ trách đàm phán về Brexit của EU, Michel Barnier, cho biết, khả năng không có thỏa thuận là rất cao. Phát ngôn viên Brexit của châu Âu Guy Verhofstadt cho rằng, một Brexit cứng - có nghĩa là không có thỏa thuận - là gần như không thể tránh khỏi. Nhưng EU vẫn hy vọng điều tồi tệ này sẽ không xảy ra.
Thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải thông báo cho EU về kế hoạch của mình trước Hội nghị thượng đỉnh Brexit khẩn cấp vào ngày 10/4. Có 3 lựa chọn. Nếu hai bên không thể đi tới thống nhất, Vương quốc Anh sẽ rời EU vào ngày 12/4 mà không có thỏa thuận. Nếu các nghị sĩ bỏ phiếu cho thỏa thuận vào tháng 5, Anh gần như chắc chắn sẽ được phép trì hoãn Brexit cho đến ngày 22 / 5. Nhưng những người trong cuộc ở EU cho rằng, lựa chọn thứ 3 rất có thể là mở rộng điều 50. Về phần mình, Thủ tướng May cho biết muốn tiếp tục EU gia hạn Brexit thêm một "thời gian ngắn nhất có thể", đến trước ngày 22/5 để Anh không phải tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu.
Phát ngôn viên về Brexit của châu Âu Guy Verhofstadt
Theo lý thuyết, tất cả 27 quốc gia thành viên phải nhất trí nhất trí để mở rộng các cuộc đàm phán Brexit. EU27 có thể từ chối, nhưng điều đó là không thể. Bởi không có thành viên nào ở EU nghĩ rằng EU sẽ từ chối gia hạn nếu Anh yêu cầu. Pháp được coi là quốc gia “miễn cưỡng” đồng ý nhất về việc gia hạn thời gian dài, nhưng Tổng thống Emmanuel Macron dự kiến sẽ không phủ quyết đề xuất này. Trong khi đó, Đức quốc gia gần gũi ở trung và đông Âu , cho biết sẽ mở cửa cho đến khi Anh chính thức ra đi.
Như vậy, dù không muốn nhưng các nhà lãnh đạo EU sẵn sàng chấp nhận bất cứ một lý do nào giúp Anh trì hoãn Brexit nếu tất cả các điều kiện được đáp ứng, bởi khi không có thỏa thuận cả Anh hay EU đều chịu tổn thất nặng nề.