Brazil: Sáu người nhiễm HIV sau khi cấp ghép tạng

14-10-2024 12:16 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngày 11/10, các quan chức y tế Brazil xác nhận, sáu bệnh nhân đã nhiễm virus HIV sau khi nhận các bộ phận nội tạng từ chương trình hiến tặng tại Rio de Janeiro.

Những cơ quan này được lấy từ hai người hiến tạng nhưng lại mang theo virus HIV mà không được phát hiện trước khi cấy ghép.

Brazil: Sáu người nhiễm HIV sau khi cấp ghép tạng- Ảnh 1.

Phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm tiến hành xét nghiệm các cơ quan hiến tặng đã bị đình chỉ. (Nguồn: AFP)

Văn phòng Bộ trưởng Y tế Rio de Janeiro thông báo, phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm xét nghiệm nội tạng hiến tặng đã bị đình chỉ hoạt động. Phòng thí nghiệm này đã không phát hiện được tình trạng nhiễm bệnh trong quá trình kiểm tra các bộ phận nội tạng, dẫn đến việc ghép tạng cho 6 bệnh nhân trong danh sách chờ của tiểu bang.

Hiện nay, cơ quan y tế nước này đang kiểm tra các bệnh nhân ghép tạng khác để đảm bảo rằng nội tạng họ nhận không bị nhiễm bệnh. Tất cả nội tạng đã được lưu trữ từ tháng 12/2023 – thời điểm phòng thí nghiệm bị nghi vấn bắt đầu làm việc – đang được xét nghiệm lại. Chính quyền gọi sự việc này là chưa từng có tiền lệ.

Cảnh sát đang điều tra để xác định ai là người chịu trách nhiệm cho lỗi xét nghiệm nghiêm trọng này.

Vụ việc được phát hiện khi một bệnh nhân ghép tim báo cáo về các vấn đề sức khỏe và được chẩn đoán nhiễm HIV. Sau đó, hai bệnh nhân khác nhận ghép thận cũng có kết quả dương tính với virus này.

Các bác sĩ lo ngại rằng sai sót này có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với dịch vụ hiến tạng và dẫn đến sự giảm sút số lượng người hiến tặng.

Từ năm 2006, chương trình ghép tạng của Rio de Janeiro đã giúp hơn 16.000 người, nhưng sự cố này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin và hiệu quả của chương trình.

Sa mạc Sahara hóa "hồ nước xanh" sau nhiều thập kỷSa mạc Sahara hóa 'hồ nước xanh' sau nhiều thập kỷ

SKĐS - Một trận mưa lớn bất ngờ đã biến cảnh quan khô cằn của sa mạc Sahara thành những đầm nước xanh biếc giữa các hàng cọ và cồn cát, mang lại lượng nước dồi dào nhất cho nhiều vùng hạn hán trong suốt nhiều thập kỷ.


Xuân Minh
(Theo Reuters)
Ý kiến của bạn