Nước trở thành một vấn đề gây bất bình cho người dân tại các thành phố lớn ở Brazil. Quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tồi tệ nhất trong lịch sử. Từ năm ngoái, Sao Paulo đang chịu cảnh hạn hán chưa từng có từ 80 năm nay. Dù lượng mưa khá nhiều trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua nhưng vẫn không đủ để giải quyết tình hình khá nghiêm trọng. Trong khi đó, mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa còn giảm đi rất nhiều.
Nước chỉ được cung cấp vài tiếng mỗi ngày, thậm chí nhiều ngày không có. 120 triệu dân Sao Paulo - thành phố lớn nhất Brazil phụ thuộc vào lượng nước. Còn lại tại lưu vực Cantareira giờ chỉ còn 15,5% dung tích. Tại các khu vực dân cư xa trung tâm, tình trạng cắt nước luân phiên có thể kéo dài tới 11 ngày. Người dân Sao Paulo tích nước trong các loại bình chứa họ có, thường không được che đậy cẩn thận. Trong khi đó, muỗi sinh sản trong nước là nguồn truyền nhiễm dịch sốt xuất huyết và cúm nhiệt đới.
Một vấn đề khác là tình trạng rò rỉ nước do hệ thống dẫn nước hư hỏng. Tại Sao Paulo, khối lượng nước thất thoát có thể chiếm tới 1/3 tổng số phân phối, tương đương với số lượng cung cấp cho 6 triệu người. Thế nhưng, công ty cung cấp nước không bảo trì để giảm bớt lượng nước thất thoát. Một tờ báo quan trọng tại đây nhận định: “Đây là cuộc khủng hoảng để người Brazil hiểu nước không phải là một nguồn vô hạn”.
GB (Theo Reuters)