Võng mạc gồm nhiều lớp tế bào chia làm hai phần chính, lớp màng cảm giác chứa tế bào nón và gậy, phía sau là lớp màng sắc tố để truyền hình ảnh. Bình thường hai màng này dính với nhau nhưng khi lớp cảm giác bị rách, dịch qua lỗ rách này chảy vào võng mạc và làm hai lớp màng trơn tách rời nhau, ta gọi đó là bong võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc sẽ dẫn đến mù lòa.
Triệu chứng:
•Khi bệnh khởi phát, bệnh nhân bất ngờ thấy có những đám đen bay qua bay lại như những con ruồi trước mắt, có người nhìn thấy chớp sáng. Dấu hiệu này cho biết có thể có một lỗ rách ở võng mạc.
•Khi võng mạc đã bị bong, bệnh nhân sẽ nhìn thấy một màng đen che trước mắt, tương ứng với vùng võng mạc bong. Nếu không chữa trị, tổn thương sẽ ngày càng lan rộng và dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân:
•Chứng bong võng mạc là do dịch lỏng tràn vào các hố hoặc nước mắt trong võng mạc chia tách nó khỏi các lớp phía dưới. Khi võng mạc bị tách ra khỏi các lớp bên ngoài của mắt, thị lực sẽ yếu dần hoặc mất hoàn toàn.
•Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp nhất ở người trung niên và cao tuổi, người bị cận thị, người cận thị nặng, ở người đã mổ đục thủy tinh thể, người có võng mạc mỏng và bị thoái hóa từng vùng.
•Ngoài ra bong võng mạc còn gặp ở người bị đái tháo đường, người bị chấn thương mắt hoặc có người thân từng bị bong võng mạc, hoặc đôi khi không tìm ra nguyên nhân.
Cách phòng chống
•Tránh dụi mắt quá mạnh mỗi khi mắt bị vật lạ rơi vào hay khó chịu.
•Tránh để mắt bị chấn thương, va đập mạnh.
•Khi có những triệu chứng của bong võng mạc, nên đi khám sớm, nếu vết rách còn nhỏ, nơi bong còn ít thì sau khi mổ thị lực tái tạo lại được rất tốt, gần như trở lại bình thường. Trái lại, nếu đến muộn, lỗ rách lớn, vết bong rộng gần hết võng mạc thì tiên lượng rất xấu, thị lực chỉ còn thấy một phần hoặc không sáng hơn.
•Nếu võng mạc chỉ mới bị rách, bệnh sẽ được điều trị dễ dàng, không gây đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng máy laser bắn xung quanh lỗ rách làm chúng dính lại, hoặc sử dụng phương pháp áp lạnh (cũng có tác dụng tương tự). Sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ giảm.
•Nếu võng mạc đã bị bong, việc phẫu thuật là cần thiết. Tùy theo thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định chọn một trong 3 phương pháp phẫu thuật là: Dán võng mạc bằng khí; Ấn củng mạc; Cắt pha lê thể.
•Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi. Thực tế, người trẻ bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm viễn thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu ở cự ly trung bình. Để khắc phục, người bị tật cận - viễn cần đeo kính hai tròng với mắt kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm.
•Đối với những người được xác định là bị cận, nếu muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc.
•Ngoài ra, hiện nay cận thị còn có thể được chữa khỏi bằng cách phẫu thuật lasik, tuy nhiên phương pháp này chỉ cho kết quả với từng đối tượng cụ thể.
•Trên 90% trường hợp bong võng mạc được điều trị thành công với chỉ một lần mổ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật hai hoặc ba lần. Võng mạc bị bong càng lâu, khả năng phục hồi thị lực càng thấp.
•Hiện nay, người ta đã thử nghiệm trên loài vật việc cấy ghép tế bào gốc của võng mạc để tạo thành lớp võng mạc mới, kết quả khá khả quan. Hy vọng một ngày không xa việc cấy ghép tế bào gốc võng mạc sẽ thành công trên con người.
•Khi đã được mổ tốt, bệnh vẫn có thể tái phát vì võng mạc đã bị suy yếu có thể rách ở một điểm khác và gây vết bong mới, vì vậy cần phải được theo dõi thường xuyên. Với những lỗ rách nhỏ chưa gây bong có thể điều trị phòng ngừa bằng cách áp lạnh hay đốt laser để dán lại lỗ rách, tránh việc gây bong võng mạc.