Hà Nội

Bóng hồng đằng sau sự ra đời của giải Nobel Hòa bình

13-10-2021 11:32 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nhiều người nghĩ rằng Alfred Nobel cảm thấy tội lỗi vì phát minh thuốc nổ của ông nên dẫn tới sự ra đời của giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau giải thưởng danh giá ấy còn có một bóng hồng là Bertha von Suttner, bà chính là nguồn cảm hứng của giải thưởng này.

Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành YChủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành Y

SKĐS - Danh tính chủ nhân giải văn học danh giá nhất thế giới 2021 được ông Mats Malm, thư ký Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố đầu giờ chiều 7/10 tại trụ sở Viện tọa lạc trên khu phố cố Gamla Stan Stockholm.

Tại sao Alfred Nobel - nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ  tạo ra giải Nobel Hòa bình? Theo lời đồn, ông cảm thấy tội lỗi bởi phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng để tạo ra vũ khí sát thương hàng loạt. Tuy nhiên, sự thật về nguồn gốc của giải thưởng này lẩn khuất đâu đó và rất có thể bóng hồng sau sự ra đời của giải thưởng này chính là Bertha von Suttner.

Bertha von Suttner, người phụ nữ đặt nền móng cho giải Nobel Hòa bình qua trao đổi thư từ và thu thập tài liệu về phong trào Hòa bình ở châu Âu gửi Alfred Nobel

Bertha von Suttner, người phụ nữ đặt nền móng cho giải Nobel Hòa bình sau khi trao đổi thư từ và thu thập tài liệu về phong trào Hòa bình ở châu Âu gửi Alfred Nobel

Tiểu thuyết gia Bertha von Suttner là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa bình và là người phụ nữ thứ hai đoạt giải Nobel, sau Marie Curie.

Tên khai sinh của bà là Bertha Kinsky von Wchinitz und Tetta. Bà ra đời ở Praha (nay là thủ đô của Séc) vào năm 1843, với tước hiệu Bá tước Kinsky. Vốn là con gái của Thống chế người Áo Franz-Josef Graf Kinsky von Wchinitz und Tettau, nhưng ông qua đời trước khi bà được sinh ra. Mặc dầu mang dòng dõi quý tộc Áo-Bohemian, gia đình bà không hề giàu có gì. Mẹ bà phá sản,  nên ở tuổi 13, Bertha nhận công việc gia sư cho gia đình Suttner ở Vienna, nơi bà gặp  người chồng sau này của mình. Đây là lý do tại sao sau này nữ tiểu thuyết gia lại mang họ Suttner. 

Khi Bertha và người con trai cả của gia đình Arthur đem lòng yêu nhau, gia đình Suttner đã sa thải nữ gia sư. Bertha tìm thấy một mẩu quảng cáo trên một tờ báo từ "một quý ông tuổi trung niên giàu có, học thức, sống tại Paris, mong muốn tìm nữ thư ký kiêm quản gia đủ tuổi trưởng thành, thông thạo ngôn ngữ." Quý ông này chính là Alfred Nobel. Khi đó ông 42 tuổi.

Người bạn tâm thư

Bertha đáp ứng đủ mọi phẩm chất và nhận được công việc trên. Nhưng Bertha và Alfred Nobel chỉ làm việc cùng nhau có 8 ngày. Sau khi nhận được lá thư từ người thương Arthur, trong lá thư ông viết rằng không thể sống thiếu bà, Bertha quyết định làm theo con tim mình và hai người quyết định bỏ trốn. Họ bí mật kết hôn và chuyển tới Georgia.

Alfred Nobel, nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ, người khai sinh ra giải thưởng Nobel

Alfred Nobel, nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ, người khai sinh ra giải thưởng Nobel

Mặc dù Bertha và Alfred Nobel chỉ làm việc cùng nhau một thời gian rất ngắn, tình bạn giữa họ đã nảy nở và kéo dài suốt cuộc đời. Vô số lá thư trao đổi qua lại giữa hai người trong những năm về sau đã đặt nền móng cho Afred Nobel giới thiệu phong trào hòa bình đang nổi lên ở châu Âu. Ban đầu hoài nghi về xã hội hòa bình, Alfred Nobel viết trong thư gửi Bertha: "Hãy thông báo cho tôi biết, thuyết phục tôi, để rồi tôi sẽ làm gì đó thật lớn lao cho phong trào hòa bình".

Bức thư của Bertha gửi Afred Nobel

Bức thư của Bertha gửi Alfred Nobel

Chính Bertha là người đã  nghe ngóng tình hình để  gửi cho Nobel tài liệu về phong trào Hòa bình.

Bertha von Suttner không chỉ là người khơi gợi cảm hứng dẫn tới sự ra đời của giải thưởng Nobel Hòa bình, mà bà còn là một trong những người đầu tiên biết về giải thưởng này.

Khi Alfred Nobel tiết lộ kế hoạch dành tiền trong khối gia sản của mình để tài trợ cho giải thưởng hòa bình, Bertha đã hưởng ứng rất nồng nhiệt: "Dù tôi có ở quanh ngài hay không không quan trọng, mà là những gì chúng ta đã cùng nhau tham gia, ngài và tôi, sẽ trường tồn."

Phong trào Hòa bình

Alfred Nobel đã "ở bên cạnh" như người bạn và người ủng hộ khi Bertha von Suttner trở thành một trong những nhà hoạt động hòa bình hàng đầu ở châu Âu. Cuốn sách "Hãy hạ vũ khí" của bà là một trong những cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 19, bà có nick name là  "Tổng tư lệnh" (Generalissimo) của phong trào hòa bình.

Bà luôn đi trước thời đại, lặp đi lặp lại rằng "châu Âu là một", và thống nhất châu Âu là cách duy nhất để ngăn ngừa một cuộc chiến tranh mới.

Tác phẩm về hòa bình của Bertha truyền cảm hứng cho Alfred Nobel, nhưng nhà phát minh ra thuốc nổ và "Thiên thần của Hòa bình" không phải lúc nào cũng nhất trí với bà.

Trong một trong những lá thư gửi Bertha von Suttner, Alfred Nobel đã viết:

"Có lẽ các nhà máy của tôi sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh còn sớm hơn là tiến trình hòa bình của cô. Vào ngày mà hai đội quân có thể hủy diệt lẫn nhau trong trận chiến thứ hai, tất cả các quốc gia văn minh sẽ rút lui với nỗi khiếp sợ và giải tán quân đội "

Trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel Hòa bình

Vào năm 1905, Bertha von Suttner  trở thành người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình. Bà đã từng được đề cử hàng năm kể từ khi giải thưởng Nobel Hòa bình ra đời vào năm 1901. Cho tới tận năm 1975, chỉ có 3 người phụ nữ được trao giải Nobel Hòa bình, và Bertha là người duy nhất giành giải một mình (mà không chung giải với người khác). Hai chủ nhân còn lại, Jane Addams và Emily Greene Balch nhận giải chung với người khác.

Bertha von Suttner qua đời vào tháng 6/1914, chỉ trước Thế chiến I không lâu, cuộc chiến mà bà đã dành cả cuộc đời để ngăn nó xảy nó. Bà được tưởng nhớ như nguồn cảm hứng đằng sau giải thưởng Nobel Hòa bình, một nhà hoạt động vì hòa bình và nữ chủ nhân đầu tiên của giải Nobel Hòa bình.

Vào ngày phụ nữ quốc tế, bà còn được tưởng nhớ như người nữ tiên phong đi trước thời đại, người ủng hộ cho phái nữ tham gia vào chính trị và xây dựng nền hòa bình.

Các sân bay lập điểm xét nghiệm COVID-19


Nguyễn Vân
theo Nobel Peace Center
Ý kiến của bạn