Bong da ngón tay, khắc phục thế nào?

05-12-2019 07:48 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Da ngón tay mỏng đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng của khí hậu bên ngoài. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh làm phát sinh các vần đề về da, trong đó lột da ngón tay là một rắc rối hay gặp.

Ngoài ra, môi trường khắc nghiệt, những rối loạn sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây lột da ngón tay. Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế lặp lại tình trạng này?

Các yếu tố gây lột da ngón tay

Môi trường là yếu tố không thể kiểm soát, nhưng chúng ta có thể kiểm soát mức độ tiếp xúc của da với môi trường. Da khô là nguyên nhân chính gây lột da ngón tay, đặc biệt trong những ngày lạnh giá. Tuy nhiên da cũng dễ bị khô nếu tắm hoặc ngâm tắm trong nước nóng.

Bong da lòng bàn tay.

Bong da lòng bàn tay.

Rửa tay quá nhiều, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên làm phá hủy rào cản lipid trên bề mặt da, xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và bong tróc lột da ngón tay.

Chất gây dị ứng có thể là một hoạt chất hoặc chất liệu của một vật thể khi tiếp xúc với da, thường được sử dụng và chỉ xảy ra ở một số người. Không giống như chất gây kích ứng da, gây ra rắc rối cho hầu hết những người tiếp xúc. Chất làm ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm làm đẹp khác có thể gây kích ứng da dẫn đến lột da ngón tay.

Nhiều trẻ có thói quen mút ngón tay, đây cũng là nguyên nhân gây khô và lột da. Nếu trẻ mút ngón tay đến mức nứt hoặc lột da, cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để điều trị.

Bệnh xơ cứng bì và vẩy nến là hai trong số nhiều rối loạn tự miễn dịch có thể làm da bong tróc trên ngón tay và bàn tay. Bệnh Kawasaki cũng có thể làm lột da tay, tình trạng này thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Nhiễm nấm và phản ứng dị ứng là nguyên nhân phổ biến làm ngứa và lột da ngón tay.

Khi mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể, nhất là thiếu hụt một số khoáng chất dinh dưỡng cho da có thể gây ra lột da ngón tay. Cách tốt nhất là có chế độ ăn uống cân bằng và dùng vitamin bổ sung nhiều ngày.

Chàm da tay xuất hiện dưới dạng da đỏ, ngứa và bong vẩy. Người bị bệnh chàm, nhất thiết phải mang bao tay khi ở ngoài trời và khi sử dụng các chất tẩy rửa sinh hoạt hàng ngày.

Ngâm tay bằng nước có pha chanh, mật ong sau đó bôi kem giữ ẩm giúp da mềm mại.

Ngâm tay bằng nước có pha chanh, mật ong sau đó bôi kem giữ ẩm giúp da mềm mại.

Khắc phục thế nào?

Đối với những người bị lột da trên ngón tay thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có thể thử áp dụng các cách khắc phục đơn giản sau:

Ngâm nước ấm: Giúp da mềm mại. Pha nước chanh và mật ong vào nước ngâm các vùng da bị tổn thương trong 10 phút, lau khô nhẹ nhàng và dùng kem giữ ẩm hoặc dầu ôliu.

Dưa chuột: Thái lát dưa chuột xát lên hoặc trải các lát dưa bao phủ khu vực da cần điều trị trong 30 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Yến mạch: Cho một ít yến mạch vào nước ấm ngâm tay 10-15 phút để loại bỏ các tế bào da chết trên ngón tay. Sau khi ngâm, rửa bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm tốt.

Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng da, chống vi khuẩn và nấm xâm nhập. Xoa dầu dừa lên da bị tổn thương vài lần một ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ và để qua đêm, giúp hồi phục da hiệu quả.

Sữa: Uống sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ cải thiện nhanh hơn lột da ngón tay. Chỉ cần trộn 2 muỗng canh sữa với 1 muỗng canh mật ong, xoa vào vùng da bị tổn thương.

Lô hội (Aloe Vera): Dùng 2 muỗng canh nước ép lô hội mỗi ngày bôi lên vùng da bị bong có thể giúp tái tạo làn da.

Dầu ôliu: Dầu ôliu giàu vitamin E, có tác dụng dưỡng ẩm da tuyệt vời. Ngâm tay trong dầu ôliu ấm trong 10 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Mật ong: Dùng mật ong tinh khiết và áp vào vùng da bị bong, mát-xa nhẹ nhàng và để trong 10-20 phút. Rửa bằng nước ấm. Hoặc trộn mật ong và dầu ôliu lại thoa lên da hàng ngày.

Nước ép trái cây: Bôi nước ép trái cây vào vùng da bị lột trước khi đi ngủ, để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.

Chuối: Nghiền mịn chuối, trộn với đường, kem chua và dầu ôliu cũng giúp phục hồi tốt vùng da bị lột.

Sau khi áp dụng các biện pháp đơn giản như vừa nêu, nếu tình trạng lột da ngón tay vẫn không thuyên giảm, nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.


BS. Hoài Châu
Ý kiến của bạn