Bồi bổ đủ chất, nhưng sức khỏe vẫn không cải thiện, tìm hiểu ngay bí quyết

30-06-2024 15:57 | Dinh dưỡng

Với nhiều người, nhiều gia đình, việc bồi bổ cơ thể được chú trọng trong từ bữa ăn hàng ngày. Nhưng thực tế sức khỏe họ vẫn không cải thiện, hệ tiêu hóa gặp vấn đề, sức đề kháng suy giảm. Vậy nguyên nhân do đâu và bí quyết để khắc phục tình trạng này là gì?

Gia đình chị Nguyễn Thanh Nhàn (Tam Trinh, Hà Nội) là một điển hình cho việc thường xuyên chú trọng bồi bổ cơ thể nhưng không hiệu quả như mong muốn. Theo đó, gia đình chị có 5 người, nhưng ai cũng gầy và yếu. Mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc có dịch bệnh, các thành viên trong nhà "thay nhau" ốm, hoặc nhiễm dịch bệnh sớm hơn những người xung quanh. Cũng vì lý do này, trong mỗi bữa ăn, chị chú trọng bồi bổ các chất dinh dưỡng, tăng cường ăn thêm đạm và rau xanh, có món ăn nào được mách tốt cho sức khỏe chị cũng cố gắng nấu cho cả gia đình.

Bồi bổ đủ chất, nhưng sức khỏe vẫn không cải thiện, tìm hiểu ngay bí quyết- Ảnh 1.

Tuy nhiên, sau khi đi khám dinh dưỡng, chị được các chuyên gia phân tích kỹ về tình trạng sức khỏe thì gia đình chị Nhàn mới hay, dù bồi bổ nhiều nhưng sức khỏe hệ tiêu hóa của cơ thể chưa tốt dẫn để khả năng hấp thu chưa cao. Đó là lý do sức khỏe chưa được cải thiện.

Theo TS.BS. Trần Khánh Vân - Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò quan trọng, là giá trị cốt lõi tạo nên sức khỏe tổng thể. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp bụng khỏe mà đời luôn tươi vui.

"Một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khỏe tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể", TS. BS Trần Khánh Vân nhấn mạnh.

Ngược lại, nếu cơ thể bị đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, táo bón… không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên kém hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường hô hấp…

Bồi bổ đủ chất, nhưng sức khỏe vẫn không cải thiện, tìm hiểu ngay bí quyết- Ảnh 2.

Và một trong bí quyết để hỗ trợ hệ tiêu hóa cải thiện hằng ngày, đơn giản được BS Khánh Vân đưa ra chính là nên bổ sung sữa chua hằng ngày. Đây là thực phẩm dễ ăn, dễ bảo quản nhưng mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa. Như, men vi sinh trong sữa chua là những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, chúng giúp phân hủy thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.

Nhờ vậy, men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại trực tràng (giảm 20% nguy cơ ung thư).

Theo nghiên cứu trong cuốn tạp chí "Digestive and Liver Disease" năm 2022, sữa chua chứa Bifidobacteria (vi khuẩn có lợi) có thể cải thiện 80% triệu chứng tiêu hóa và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở phụ nữ không mắc bệnh tiêu hóa.

Tóm lại, việc ăn sữa chua mỗi ngày giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh đường ruột hiệu quả.

Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, và các vitamin, khoáng chất, axit amin cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Vì thế, theo các chuyên gia, mỗi ngày nên bổ sung 1 hộp sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Điều này không chỉ giúp tốt cho sức khỏe mà còn giúp hấp thu các dưỡng chất đã được bổ sung trong bữa ăn trước đó.

PV


Ý kiến của bạn