Bộ Y tế: Truy suất nguồn gốc, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến 29 học sinh ở TP HCM nghi ngộ độc thực phẩm

12-04-2025 19:14 | Y tế

SKĐS - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế ) đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được báo cáo ban đầu số 801/BC-SATTP ngày 10/4/2025 của Sở An toàn thực phẩm TP HCM về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Quận 7, Lô R6, đường Đặng Đại Lộ, phường Tân Phong, TP HCM, sau khi ăn bữa trưa ngày 9/4/2025, có 29 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, sốt, tiêu chảy.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 713/ATTP-NĐTT đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM khẩn trương tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Bộ Y tế: Truy suất nguồn gốc, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến 29 học sinh ở TP HCM nghi ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm nếu phát hiện nguy cơ có thể tiếp tục gây ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Tăng cường các biện pháp quản lý, đặc biệt trong các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn để hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện nghiệm việc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, đảm bảo vệ sinh trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, vận chuyển thực phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm.

Thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5/2024, Công văn số 3113/BYT-ATTP ngày 07/6/2024, Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/02/2025 và Công văn số 6495/BYT-ATTP ngày 22/10/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Liên quan đến vụ nghi ngờ ngộ độc này, như Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin trước đó, ông Phan Thanh Phong – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin từ phụ huynh, nhà trường đã báo cáo sự việc đến Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 7 để xin hướng dẫn xử lý.

Sáng 10/4, bộ phận y tế nhà trường ghi nhận có tổng cộng 21 học sinh nghỉ học với lý do nôn ói, tiêu chảy. Trong đó, 7 em được đưa đến bệnh viện để khám và đã được cho về nhà chăm sóc, theo dõi.

Ngoài ra, lớp 3/6 cũng mới ghi nhận thêm một học sinh có biểu hiện tương tự, đã nhập viện sáng 10/4 để theo dõi sức khỏe.

Được biết, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu hiện đang sử dụng suất ăn công nghiệp cho học sinh bán trú. Ngay sau sự việc, nhà trường đã niêm phong và lưu giữ mẫu thực phẩm của ngày 9/4 để phục vụ công tác kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.

Hiện tình trạng sức khỏe của các em đã tạm thời ổn định. Nguyên nhân cụ thể đang được ngành y tế phối hợp cùng các đơn vị liên quan làm rõ

21 học sinh tiểu học ở TPHCM nghi ngộ độc thực phẩm sau khi đi học về21 học sinh tiểu học ở TPHCM nghi ngộ độc thực phẩm sau khi đi học về

SKĐS - 21 học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7) đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi đi học về.

Thái Bình
Ý kiến của bạn