Thực phẩm đựng nguyên liệu làm bánh trung thu để trong thùng sơn, các chất phụ gia dùng để chế biến bánh không rõ nguồn gốc, bánh được đóng gói ngay trên nền nhà mất vệ sinh… Đó là những ghi nhận của đoàn kiểm tra đột xuất Bộ Y tế về an toàn thực phẩm (ATTP) tại làng nghề xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đoàn.
Vi phạm ATTP tại các cơ sở sản xuất bánh Trung thu
Đoàn đã tới kiểm tra cơ sở sản xuất bánh trung thu Ngọc Khánh xã La Phù. Tại thời điểm kiểm tra các công nhân đang sản xuất bánh, đoàn đề nghị cơ sở cung cấp các hóa đơn chứng từ về nguồn gốc nguyên liệu. Tuy nhiên với chất phụ gia thực phẩm của cơ sở sử dụng không có nhãn mác quy chuẩn hợp quy đảm bảo an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc rõ ràng. Chủ cơ sở sản xuất bánh trung thu Ngọc Khánh ấp úng lý giải “tem chứng nhận tiêu chuẩn bị cháu nội về chơi bóc đi mất”.
Tới cơ sở sản xuất bánh kẹo Cổ phần thực phẩm Tân Hoàng Gia, thuộc Khu công nghiệp La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Cơ sở này với quy mô lớn, có dây truyền đóng gói hiện đại, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, nhân viên đóng bánh không mặc đồng phục, đeo khẩu trang, sử dụng găng tay... khi thấy xuất hiện đoàn kiểm tra đến các nhân viên mới toán loạn chạy mặc đồ và đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó quá trình đóng gói sản phẩm của cơ sở sản xuất bánh kẹo Cổ phần thực phẩm Tân Hoàng Gia lại đặt trực tiếp xuống mặt đất, không sử dụng bàn ghế ngồi đóng sản phẩm. Đặc biệt hơn thực phẩm dùng trong nguyên liệu làm bánh (kem trộn) được đựng trong 1 thùng đựng sơn, rất bẩn.
Trên tầng 2 của cơ sở Tân Hoàng Gia chứa nhiều sản phẩm bánh lỗi, vỡ và hết hạn, có nhiều mọt mối xâm nhập.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các sơ sở sản xuất bánh kẹo thuộc xã La Phù. Nguyên liệu làm bánh đựng trong những thùng sơn không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đoàn thanh tra Bộ Y tế kiểm tra về an toàn Thực phẩm tại các cơ sở sản xuất bánh kẹo Bảo Khánh xã La Phù (Hà Nội) sáng 16/8
Quá trình đóng gói sản phẩm của cơ sở sản xuất bánh kẹo Cổ phần thực phẩm Tân Hoàng Gia (La Phù - Hà Nội) đặt trực tiếp xuống mặt đất, không sử dụng bàn ghế ngồi đóng sản phẩm.
Nhân viên viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm lấy mẫu tại cơ sở bánh kẹo Tân Hoàng Gia để kiểm tra.
Chính quyền xã lúng túng công tác quản lý…
Nói về công tác quản lý ATTP trên địa bàn ông Tạ Công Luận, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã cho biết, đây là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Tuy nhiên địa bàn của xã rộng không có cán bộ chuyên trách về ATTP mà các cán bộ là kiêm nghiệm nên trong việc thực hiện triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Trước những bất cập về vấn đề ATTP trong việc sản xuất thực phẩm, đặc biệt là sản xuất bánh kẹo khi mùa trung thu đang tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Sở Công thương, Chi cục quản lý thị trường lập danh sách các cơ sở, các hộ kinh doanh sản xuất bánh kẹo trên địa bàn thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra tổng thể, xử lý nghiêm khắc các cơ sở vi phạm.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Lãnh đạo UBND xã La Phù cần cố gắng tuyên truyền tới các hộ sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành các quy định trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn toàn thực phẩm, các khâu chế biến, đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra xử phạt nghiêm khắc với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng;
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, bên cạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa đồng thời phải có kiểm tra, giám sát, biện pháp mạnh là xử lý nếu các cơ sở không chấp hành. "Cuối cùng vẫn phải là từ ý thức của chủ cơ sở sản xuất. Để công tác ATTP trên địa bàn được thực hiện một cách tốt hơn người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiện khi xảy ra vấn đề mất ATTP tại địa phương mình.” " – Thứ trưởng Long nói.
- Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, Điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
Các địa phương đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn và giúp người dân nhận biết thực phẩm an
Video: Đoàn kiểm tra đột xuất của Bộ Y tế kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại xã La Phù (Hà Nội)