Bộ Y tế đề xuất 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B nào ưu tiên bố trí ngân sách khám, chữa bệnh?

09-11-2023 20:59 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Thông tư quy định Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Tại dự thảo này, Bộ Y tế đề xuất tiêu chí lựa chọn bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024) như sau:

1- Tính chất nguy hiểm của bệnh; tỷ lệ tử vong, để lại di chứng cao so với các bệnh truyền nhiễm khác trong nhóm B.

2- Chưa có vaccine hoặc khó tiếp cận vaccine.

3- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

4- Quản lý điều trị phức tạp; điều trị dài ngày.

5- Thuốc, vật tư điều trị không sẵn có hoặc phổ biến trên thị trường.

6- Khả năng chi trả của người bệnh đặc biệt đối với bệnh lưu hành ở khu vực có nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khó tiếp cận các dịch vụ y tế.

7- Ảnh hưởng của bệnh đối với xã hội: dịch vụ chăm sóc y tế, nghỉ làm hoặc nghỉ học, sự quan tâm của cộng đồng.

Bộ Y tế đề xuất 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B nào ưu tiên bố trí ngân sách khám, chữa bệnh?- Ảnh 1.

Bệnh do iên cầu lợn ở người là 1 trong 8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được Bộ Y tế đề xuất ưu tiên bố trí ngân sách khám, chữa bệnh

Dự thảo nêu rõ, bệnh được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng 6/7 tiêu chí hoặc 5/7 tiêu chí và có tính đặc thù.

Theo đó, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh gồm 8 bệnh sau:

  1. Bệnh dại; 
  2. Bệnh lao phổi; 
  3. Bệnh uốn ván;
  4. Bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); 
  5. Bệnh sốt rét; 
  6. Bệnh do liên cầu lợn ở người; 
  7. Bệnh than; 
  8. Bệnh viêm não virus.

Căn cứ vào Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, các cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí nhân lực và đề xuất kinh phí để triển khai thực hiện.

Lồng ghép phòng chống tác hại thuốc lá với các bệnh không lây nhiễm: Chuyên gia khuyến cáo gì?Lồng ghép phòng chống tác hại thuốc lá với các bệnh không lây nhiễm: Chuyên gia khuyến cáo gì?

SKĐS - Thực tế cho thấy, việc lồng ghép phòng chống tác hại thuốc lá với các bệnh không lây nhiễm sẽ hiệu quả hơn bằng việc phòng bệnh từ xa, sàng lọc bệnh, điều trị sớm. Một số quốc gia đã trích quỹ phòng chống tác hại thuốc lá để sàng lọc bệnh không lây nhiễm.

Thái Bình
Ý kiến của bạn