Hà Nội

Bộ Y tế đã gia hạn gần 10.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc

24-06-2023 21:28 | Y tế

SKĐS - Từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 5 đợt gia hạn với tổng số gần 10.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2024 theo Nghị quyết số 80/2023/QH15.

Để đảm bảo nguồn cung thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 80 ngày 09/01/2023 của Quốc hội, Cục Quản lý Dược đã ký quyết định công bố Danh mục 25 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước và nước ngoài có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 80/2023/QH15.

Theo đó, số thuốc, nguyên liệu làm thuốc này được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Tính đến thời điểm này, đây là đợt gia hạn thứ 5 của năm 2023 theo Nghị quyết số 80 của Quốc hội.

Cũng dịp này, Cục Quản lý Dược đã công bố danh mục 83 thuốc biệt dược gốc đợt 2 năm 2023.

Bộ Y tế đã gia hạn gần 10.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc - Ảnh 1.

Từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 5 đợt gia hạn với tổng số gần 10.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Như vậy, từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 5 đợt gia hạn với tổng số gần 10.600 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2024 theo Nghị quyết số 80/2023/QH15.

Cùng đó, Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho gần 3.000 thuốc chưa có số đăng ký theo quy định của Luật Dược, hiệu lực 3-5 năm.

Trước đó, Cục Quản lý Dược cũng đã nhiều lần thực hiện cấp lại số đăng ký có hiệu lực 3 năm hoặc 5 năm theo quy định của Luật Dược 2016 cho nhiều mặt hàng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh của nhân dân.

Theo Bộ Y tế, hiện có khoảng 22.000 số đăng ký thuốc có visa lưu hành với khoảng 800 hoạt chất các loại.

Tại buổi tọa đàm - trao đổi về truyền thông y tế do Bộ Y tế tổ chức mới đây, TS Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ kiêm Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng bộ Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã quyết liệt tháo gỡ những "nút thắt" về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế góp phần khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế, cụ thể:

  • Tăng cường xử lý, giải quyết việc đăng ký lưu hành, gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để đảm bảo nguồn cung về thuốc;
  • Đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Luật Dược; Ban hành các Thông tư liên quan đến công tác đăng ký thuốc, đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt với các quy định về hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc;
  • Tổ chức thêm các đơn vị thẩm định độc lập tại các trường đại học y, dược để đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ cấp phép;
  • Chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh giá thuốc kê khai, kê khai lại đối với các mặt hàng do tăng giá khách quan; Thực hiện phân cấp toàn diện phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế trực thuốc Bộ;
  • Đẩy nhanh tiến độ mua sắm tập trung thuốc quốc gia, đàm phán giá; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công bố công khai thông tin thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ đấu thầu.
Bộ Y tế cảnh báo hệ lụy nghiêm trọng khi lạm dụng khí N2O, cần phải kiểm soát triệt đểBộ Y tế cảnh báo hệ lụy nghiêm trọng khi lạm dụng khí N2O, cần phải kiểm soát triệt để

SKĐS - Theo Bộ Y tế, việc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích khí Nitơ Oxyd (N2O) có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt trong giới trẻ do thần kinh bị kích thích, hưng phấn và gây cười; sử dụng lâu sẽ dẫn đến tự kỉ, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể; sử dụng liều cao có thể dẫn đến ảo giác.

Thái Bình
Ý kiến của bạn