Các văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ là do không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay hoặc đã được điều chỉnh bởi các văn bản khác.
Trong số 67 văn bản quy phạm pháp luật này, có 8 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đáng chú ý, việc bãi bỏ Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ Y tế, Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, do không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Các văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ là do không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay
Lĩnh vực trang thiết bị và công trình y tế bãi bỏ 3 văn bản, trong đó có Thông tư 42/2016/TT-BYT quy định về việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế và Quyết định 1327/2002/QĐ-BYT ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành.
Lĩnh vực Bảo hiểm y tế bãi bỏ 1 văn bản, đó là Thông tư 11/2009/TT-BYT ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.
Lĩnh vực Dược, mỹ phẩm, bãi bỏ 6 văn bản, trong đó có Thông tư số 10/2018/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt; Thông tư số 16/2011/TT-BYT quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu; Thông tư số 38/2010/TT-BYT về hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm…
Ngoài ra, lĩnh vực kế hoạch tài chính bãi bỏ 8 văn bản; lĩnh vực khám chữa bệnh bãi bỏ 3 văn bản; lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo bãi bỏ 10 văn bản; lĩnh vực quản lý môi trường y tế bãi bỏ 1 văn bản; lĩnh vực tổ chức cán bộ bãi bỏ 18 văn bản; lĩnh vực thanh tra bãi bỏ 5 văn bản; lĩnh vực dự phòng bãi bỏ 2 văn bản…