Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sắp tới đề nghị giao toàn diện phần xăng dầu về cho Bộ Công thương

28-10-2022 20:06 | Thời sự
google news

SKĐS - Chiều 28/10, trước khi kết thúc phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã báo cáo, giải trình, làm rõ những ý kiến mà các ĐBQH nêu trong 2 ngày vừa qua, trong đó có vấn đề liên quan đến xăng dầu.

Bộ trưởng Bộ Công thương: Để xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ là điều rất đáng tiếc và bất thườngBộ trưởng Bộ Công thương: Để xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ là điều rất đáng tiếc và bất thường

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ ở hệ thống phân phối, thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là điều rất đáng tiếc và bất thường.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Hiện nay, nhu cầu xăng dầu của nước ta vào khoảng 19,2 triệu tấn một năm. Chúng ta có hai nhà máy sản xuất là lọc hoá dầu Bình Sơn (9 tháng đầu năm, nhà máy này mới cung ứng được 4,4 triệu tấn, đạt 70% kế hoạch); còn nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, năng lực cung ứng xăng dầu 9 tháng đầu năm mới đạt 4,3%, vẫn chưa đạt kế hoạch".

Về nhập khẩu, người đứng đầu ngành Tài chính cho biết, mỗi năm cần nhập 6,2 triệu tấn và phân bổ cho 34 doanh nghiệp đầu mối. 9 tháng đầu năm mới nhập được 3,97 triệu tấn, cũng chưa đạt kế hoạch. Trong quý III/2022, nhập khẩu xăng dầu giảm 40% so với quý trước. Chỉ có 19/33 đầu mối nhập hàng nên nguồn cung có phần thiếu hụt.

Đối với vấn đề thuế bảo vệ môi trường, ông Hồ Đức Phớc thông tin, đã giảm 3.000 đồng/lít, giảm thu ngân sách 28.000 tỉ đồng; Thuế nhập khẩu cũng giảm từ 20% xuống còn 10%.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sắp tới đề nghị giao toàn diện phần xăng dầu về cho Bộ Công thương - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Về chi phí xăng dầu đã được Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, đối với chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam đã được điều chỉnh 2 lần (lần 1 vào ngày 10/1/2022, theo đó đối với xăng RON92 lên mức 290 đồng/lít, lần 2 vào ngày 10/7/2022 tăng 60 đồng lên 350 đồng/lít). 

Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng đã được điều chỉnh 2 lần (lần 1 vào ngày 10/1/2022, theo đó đối với xăng RON92 lên mức 250 đồng/lít; lần 2 vào ngày 7/10/2022 tăng 40 đồng lên 290 đồng/lít).

Premium trong nước cũng được điều chỉnh 2 lần (lần 1 vào ngày 10/1/2022, theo đó đối với xăng RON92 lên mức 970 đồng/lít; lần 2 vào ngày 7/10/2022 tăng 350 đồng lên 1.320 đồng/lít). Hiện nay, 1 lít xăng RON 92, chi phí vận chuyển và chi phí quản lý đã chiếm 1.960 đồng.

Ông Hồ Đức Phớc thông tin thêm, hiện Bộ Tài chính đã có văn bản số 10859, 1056 ngày 21/10/2022 xin ý kiến của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng và ý kiến của Bộ Công Thương để có thể nâng chi phí định mức nữa hay không? Nhưng hiện nay, mới chỉ nhận được 6 văn bản của 6 doanh nhân đầu mối. Còn ý kiến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chưa nhận được.

Sắp tới chúng tôi đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 55, giao toàn diện phần xăng, dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bên cạnh đó, ông Hồ Đức Phớc cho rằng, thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp chủ động trong nguồn cung và hệ thống đầu mối phân phối bán lẻ. Chủ động điều chỉnh chi phí định mức và giải quyết vấn đề khó khăn để đảm bảo nguồn cung xăng, dầu một cách tốt nhất để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 - SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn