Bộ trưởng Bộ Y tế: Vắc xin nào cũng có tỷ lệ tai biến

01-01-2016 12:26 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Trả lời báo chí ngày 31/12, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ về vấn đề thiếu vắc xin dịch vụ hiện nay: Tôi đã yêu cầu Cục Quản lý Dược đi các nước để đàm phán nhưng đều nhận được câu trả lời không có, không thể cung ứng ngay được. Việt Nam đã đặt hàng nhưng họ chưa có. Sau rất nhiều đàm phán, gây áp lực, công ty sản xuất mới lấy một lượng nhỏ từ các nơi họ phân phối để có số lượng vắc xin dịch vụ cho Việt Nam về thời gian gần đây.

Trả lời báo chí ngày 31/12, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ về vấn đề thiếu vắc xin dịch vụ hiện nay: Tôi đã yêu cầu Cục Quản lý Dược đi các nước để đàm phán nhưng đều nhận được câu trả lời không có, không thể cung ứng ngay được. Việt Nam đã đặt hàng nhưng họ chưa có. Sau rất nhiều đàm phán, gây áp lực, công ty sản xuất mới lấy một lượng nhỏ từ các nơi họ phân phối để có số lượng vắc xin dịch vụ cho Việt Nam về thời gian gần đây.

Vắc xin 5 trong 1: Dịch vụ chỉ chiếm 8%, tiêm chủng mở rộng chiếm đến 92%

Nói về sự cố “vỡ trận” trong việc đăng ký tiêm chủng vắc xin dịch vụ tại phòng tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh- Hà Nội, Bộ trưởng cho biết: Tôi đã gặp đại diện điểm tiêm này và truy vấn họ: Tại sao xung phong tiêm trước mà không có sự chuẩn bị kỹ? Đến khi dân xếp hàng đông quá, gây hỗn loạn, sợ quá ngừng tiêm làm người dân bức xúc? Đây chỉ là một điểm tiêm rất nhỏ, sự cố chỉ trong vòng mấy trăm người xếp hàng tại điểm tiêm, trong khi chúng ta đang có cả vài chục ngàn liều vắc xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế bế cháu bé đang chờ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế Sao Mai- Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Theo Bộ trưởng: Đáng ra, người dân nên bình tĩnh đi tiêm nhưng lại dồn hết vào một chỗ. Đây cũng có phần lỗi ngành y tế là tổ chức tiêm dịch vụ chưa được tốt, chưa ứng dụng công nghệ thông tin.

“Quan điểm của tôi, đích cuối cùng của ngành y tế là phục vụ người dân. Nếu không phục vụ người dân, cuộc sống, làm việc của chúng ta cũng vô nghĩa. Không tổ chức tốt, làm rối ren lên, người dân không được gì, chúng ta cũng không được việc. Do đó, tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan thanh kiểm tra việc tiêm chủng dịch vụ tại phòng tiêm chủng này và kiên quyết xử lý những sai phạm nếu có”- Bộ trưởng nói

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trước hết phải khẳng định, không có tiêm chủng mở rộng trong thời gian qua thì dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát rất lớn. Trong 3 thập kỷ qua, có những bệnh đến nay thế hệ các bạn không còn thấy như bệnh như bại liệt, rồi bạc hầu, ho gà, uốn ván, sởi… trước đây gây tử vong rất nhiều thì nay đã được khống chế.

Bộ Y tế, Chính phủ, Nhà nước đã lo cho dân đủ vắc xin  tiêm chủng mở rộng, trong đó có Quinvaxem. Chúng tôi đã thống kê, tiêm dịch vụ vắc xin 5 trong 1 chỉ chiếm 8%, trong khi tiêm chủng mở rộng chiếm đến 92% trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin này. Nhưng nhờ tiêm chủng mở rộng, Việt Nam hiện đã thanh toán được bại liệt, loại trừ được uốn ván sơ sinh và giảm tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm khác hàng trăm, hàng nghìn lần.

Ngành y tế vẫn lo đủ Quinvaxem cho trẻ em. Còn tại các thành phố lớn, người dân có nhu cầu, có điều kiện đăng kí tiêm dịch vụ, thậm chí ra nước ngoài tiêm, cũng giống như việc ra nước ngoài chữa bệnh là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không có gì bất thường.

“Nếu thay Quinvaxem bằng Pentaxim trong tiêm chủng mở rộng, với số lượng 4,5 triệu mũi/năm thì chắc chắn tai biến cũng xảy ra”

Trong câu chuyện về vắc xin, Bộ trưởng đề cập đến câu chuyện 3 trẻ tử vong ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Mặc dù cơ quan chức năng sau đó điều tra đã kết luận nguyên nhân trẻ tử vong là do tiêm nhầm thuốc chứ không phải do vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên, nhưng do thông tin không đầy đủ nên từ đây người dân bắt đầu quay lưng với vắc xin và dịch sởi đã bùng ra vào cuối năm 2013.

Tiêm chủng mở rộng giúp hàng triệu trẻ em được bảo vệ sức khỏe

Với vắc xin Quinvaxem, truyền thông đã giải thích mãi rồi nhưng người dân vẫn nghi ngờ, vẫn sợ về hiệu quả của vắc xin này. Nếu đặt mình vào vị trí đó cũng phải thông cảm cho người dân. Tuy nhiên thế giới cũng đã chứng minh, phản ứng nặng của vắc xin Quinvaxem cũng như các vắc xin khác. Nếu Việt Nam tiêm 4,5 triệu liều Pentaxim như Quinvaxem thì chắc chắn cũng có tỷ lệ tai biến. Nhưng đến nay, mỗi năm chỉ có khoảng 100.000 liều/33 nghìn trẻ, còn Quinvaxem là 4.500.000 liều/1,5 triệu trẻ.

“Nếu thay Quinvaxem bằng Pentaxim trong tiêm chủng mở rộng, với số lượng 4,5 triệu mũi/năm thì chắc chắn tai biến cũng xảy ra”- Bộ trưởng nói

Về những thông tin khoa học liên quan đến việc tiêm vắc xin, Bộ trưởng cung cấp: Khi tiêm kháng nguyên lạ vào cơ thể, bao giờ cơ thể cũng phản ứng. Trường hợp thứ nhất, tạo ra kháng thể, tạo miễn dịch. Trường hợp thứ hai, cơ thể phản ứng quá mạnh gây sốc phản vệ. Với sốc phản vệ, có thể tử vong ngay nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bộ trưởng dẫn chứng: Viêm vắc xin nào đi chăng nữa thì tỉ lệ tử vong ít nhất cũng từ 1-4 trẻ/1 triệu liều. Trong khi một ngày, dù không tiêm gì, ít nhất cũng có 30-50 trẻ trên khắp đất nước tử vong do mọi nguyên nhân.  Thậm chí, ngay như với người lớn, khi vào Châu Phi, bắt buộc phải tiêm phòng bệnh sốt vàng. Dù biết có xác suất tai biến nhưng vẫn phải tiêm. Với người bình thường, nhẹ nhất là sốt, ốm, nặng có thể tai biến viêm não, viêm màng não. Hay như tiêm huyết thanh phòng dại, người nặng nhất có thể sốc, tử vong, nhẹ là viêm não, viêm dây thần kinh dẫn đến liệt nhưng nếu không tiêm sẽ mắc bệnh dại.

“Vậy chọn cái nào? Các bà mẹ nên hết sức cân nhắc. Nếu không tiêm vắc xin, mỗi năm có thể có hàng trăm ngàn trẻ mắc bệnh, số tử vong ít nhất 100-200 hoặc cao hơn so với tiêm vắc xin, cả cộng đồng gần như không bị mắc bệnh hoặc mắc rất nhẹ và rất ít tử vong thì cái nào hơn


Thái Bình
Ý kiến của bạn