Hà Nội

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Khi đã cho học sinh đến trường 1 buổi thì việc học bán trú cũng hoàn toàn có thể

11-02-2022 15:49 | Thời sự
google news

SKĐS - Tính đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh/thành trên cả nước đã cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.Tuy nhiên, một số trường chỉ bố trí cho học sinh học nửa ngày, không tổ chức bán trú khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn, học sinh cũng vất vả hơn.

Học sinh chỉ đi học nửa ngày, không ăn bán trú, Hà Nội có đang gây khó cho phụ huynh?Học sinh chỉ đi học nửa ngày, không ăn bán trú, Hà Nội có đang gây khó cho phụ huynh?

SKĐS - Sau 2 ngày học sinh Hà Nội được trở lại trường học trực tiếp 1 buổi/ngày trong bối cảnh nhà trường không tổ chức ăn bán trú, nhiều phụ huynh chật vật vừa đi làm, vừa phải đưa con đi học đúng giờ, chăm sóc bữa trưa…

Theo đó, trong chuyến công tác kiểm tra tình hình dạy học trực tiếp của  Bộ Giáo dục & Đào tạo tại TP. Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, các trường cần nhất quán, thống nhất trong việc bố trí học sinh, với những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú.

Trước việc học sinh chỉ học nửa ngày, không có bán trú, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì? - Ảnh 2.

Học sinh Hà Nội được trở lại trường học trực tiếp 1 buổi/ngày trong bối cảnh nhà trường không tổ chức ăn bán trú, nhiều phụ huynh chật vật vừa đi làm, vừa phải đưa con đi học đúng giờ, chăm sóc bữa trưa (ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết thêm,  theo ý kiến chúng tôi trao đổi với các chuyên gia y tế, khi đã có thể cho học sinh đến trường 1 buổi thì việc bán trú cả ngày cũng hoàn toàn có thể. Điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến lây lan của dịch bệnh mà sẽ thuận tiện hơn cho việc đưa đón và chăm sóc của cha mẹ. Một số địa phương cũng đang rút kinh nghiệm cho những ngày đầu đưa học sinh đến trường cho phù hợp hơn".

"Chúng ta vẫn lấy đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên làm đầu nhưng phải có sự ứng phó phù hợp. Đã thấy yên tâm đưa các cháu đến trường và đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch thì cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động học tập trực tiếp", Người đứng đầu ngành giáo dục nói. 

Nhận định về tình hình đi học trở lại của học sinh trên toàn quốc, Bộ trưởng Sơn cho biết, hiện nay, 100% các tỉnh thành đều đã có kế hoạch đưa học sinh các bậc học từ Mầm non đến Phổ thông trung học đi học trở lại với các mốc khác nhau, rải rác trong tháng 2 mà trọng tâm là tuần từ 7-14/2. Tuy nhiên, với các mức độ dịch khác nhau, các địa phương cũng có những bước đi thận trọng. Có nơi đã đưa học sinh toàn bộ các lớp, các khối đi học và học toàn thời gian ở trường. Tuy nhiên, cũng có một số nơi thận trọng hơn, đưa số học sinh học theo thời gian so le nhau, cho các lớp giãn cách, rồi có một phần kết hợp một nửa thời gian học trực tiếp, một nửa thời gian học tại nhà. Đấy cũng là cách xử lý linh hoạt theo bối cảnh dịch bệnh của từng địa phương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc đưa học sinh trở lại trường học là một chủ trương lớn, cần thiết nhưng các địa phương cũng cần hết sức thận trọng, đặc biệt là trong các biện pháp phòng dịch, xử lý tình huống, tăng cường các điều kiện y tế và đặc biệt là cần phải có sự đồng thuận cao của phụ huynh để cùng phối hợp để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Nếu phát sinh các trường hợp nhiễm bệnh cần cố gắng sàng lọc, xử lý trong phạm vi hẹp nhất có thể. Những nội dung này theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã được làm rõ trong cuốn "Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế phát hành tới các nhà trường.

"Trong quá trình kiểm tra thực tế, chúng tôi sẽ có thêm một số chỉ đạo, điều chỉnh phối hợp với ngành Y tế sao cho việc quay trở lại một cách thực chất, hiệu quả mà vẫn an toàn", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ. 

Các bước xử lý khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường họcCác bước xử lý khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học

SKĐS - Khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường học thì xử lý như thế nào?


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn