Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?

19-08-2024 13:13 | Xã hội
google news

SKĐS - Tại Vườn quốc gia Phước Bình (Bác Ái, Ninh Thuận) đang bảo tồn nhiều động vật quý hiếm như bò tót, mang lớn Trường Sơn, tê tê Java… Trong đó, có khoảng 10 con bò tót lai sinh ra từ con bò tót đực quý hiếm lai với bò cái nhà.

Vườn quốc gia Phước Bình (Bác Ái, Ninh Thuận) có tổng diện tích khoảng 25.000ha, là nơi bảo tồn nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm.

Theo thống kê, tại đây có trên 330 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ Thế giới (IUCN Redlist 2020). Việc bảo vệ không gian sống của động vật quý hiếm cũng được thực hiện nghiêm ngặt.

Đặc biệt, tại Vườn quốc gia Phước Bình còn có đàn bò tót lai F1 (10 con) được xem là động vật quý, đang sinh trưởng mạnh, được chăm sóc cẩn thận.

Dưới đây là những hình ảnh về các động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 1.

Vườn quốc gia Phước Bình có khí hậu mát mẻ, nhiều cây rừng tự nhiên, là không gian phù hợp cho nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 2.

Mấy năm trước, một con bò tót rừng (đực) quý hiếm sau khi trốn khỏi vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình đã giao phối với nhiều con bò cái nhà của người dân, sinh ra 1 đàn bò tót lai gồm 10 con. Đàn bò tót lai này hiện đang được chăm sóc tại Vườn quốc gia Phước Bình.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 3.

Bò tót lai F1 có thân hình to lớn hơn hẳn các động vật khác và thích ăn cỏ tự nhiên.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 4.

Những lúc cỏ tự nhiên khan hiếm thì bò tót lai được cho ăn thêm cỏ trồng và bắp chuối.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 5.

Bò tót lai F1 có sừng, đầu, chân giống bò tót rừng. Theo đại diện Vườn quốc gia Phước Bình, cơ quan này đang chờ các nhà khoa học nghiên cứu cách lai tạo bò tót F1 với những con bò nuôi bình thường nhằm tạo ra những cá thể bò tót lai F2 có tầm vóc to lớn.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 6.

Ngoài bò tót, thông qua máy ảnh chụp tự động ghi lại được hình ảnh mang lớn Trường Sơn sinh trưởng tốt trong rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Phước Bình. Mang lớn Trường Sơn (tên khoa học Muntiacus truongsonenis) là loài động vật đặc hữu đang trong tình trạng nguy cấp.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 7.

Nhiều bò tót rừng cũng được ghi nhận sinh trưởng khỏe mạnh trong Vườn quốc gia Phước Bình. Động vật này có tên khoa học là Bos gaurus, Sách đỏ Việt Nam xếp bò tót vào nhóm nguy cấp, là động vật quý hiếm, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắn, xâm hại.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 8.

Các cá thể bò tót trong rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Phước Bình đều khỏe khoắn, mập mạp.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 9.

Máy chụp ảnh tự động cũng ghi nhận loài tê tê Java sống khỏe mạnh trong rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Phước Bình. Tê tê Java phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Đây là động vật được xếp hạng nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển, buôn bán.

Bò tót lai từ bò rừng quý hiếm đang sinh trưởng và phát triển thế nào ở Ninh Thuận?- Ảnh 10.

Lợn rừng cũng được ghi nhận sinh sống tốt trong Vườn quốc gia Phước Bình. Động vật này có tính ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột.

Cận cảnh những động vật quý hiếm được cứu hộ thành công ở Đắk LắkCận cảnh những động vật quý hiếm được cứu hộ thành công ở Đắk Lắk

SKĐS - Hàng loạt động vật nguy cấp, quý hiếm như cầy mực, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, tê tê…được Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và bảo vệ rừng Đắk Lắk (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) cứu hộ thành công.





Đ.Hưng-Ngọc Duy
Ý kiến của bạn