Cà rốt: một ly cà rốt tươi chứa một một lượng vitamin A khổng lồ, 34.317 IU. Điều này khiến cà rốt trở thành loại thực vật giàu pro-vitamin A carotenes nhất. Ăn cà rốt có thể bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại bệnh ung thư. Loại thực phẩm có màu cam này cũng rất giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B, mangan, molebdenum, magiê, phốt pho, folate, chất xơ và kali.
Cà chua: cà chua là một loại thực phẩm vô địch về chất dinh dưỡng khi nó chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất. Một tách cà chua chín đỏ cung cấp một số lượng vitamin A, C và K tuyệt vời. Nó còn là một nguồn cung cấp chất molebdenum, crom, mangan, kali, vitamin B1 và B6. Cà chua chứa đồng, folate, sắt, B phức tạp và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Cà chua được biết đến với hàm lượng lớn chất lycopene, một loại phytonutrient có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư.
Đậu nành: một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe trên thế giới hiện nay. Đậu nành cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất cần thiết như molebdenum, tryptopha, mangan, protein, omega-3 chất xơ, axít béo và kali có tác dụng phòng chống ung thư, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn chặn lão hóa…
Cải bruxen: giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B, folate, chất xơ, kali và vitamin A, một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất được tìm thấy trong tự nhiên. Loại cải bắp nhỏ này còn giàu vitamin E, canxi và đồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ chứa các loại rau họ cải, như cải Brussels, bông cải xanh, cải bắp và súp lơ sẽ giúp bạn giảm tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, vú, ruột kết và ung thư buồng trứng.
Rau bina: “kho” chứa các chất dinh dưỡng. Loại thực phẩm này chứa hơn 35 vitamin và khoáng chất. Đó là vitamin A, vitamin K… Màu xanh của rau bina còn chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau, có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa do các gốc tự do gây ra. Kết quả từ cuộc khảo sát hơn 15.000 đàn ông trong khoảng 12 năm cho thấy, những người thường xuyên ăn rau xanh mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ bị bệnh tim so với những người không ăn rau xanh. Trong đó, rau bina được xem là loại đứng đầu có thể giúp duy trì trái tim ở trạng thái tốt nhất nhờ vào các chất lutein, folate, kali và chất xơ chứa trong loại rau này.
Rau muống: có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp. Rau muống có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp, vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn nhiều loại rau này. Đặc biệt, theo Đông y, rau muống có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt nên dân gian thường dùng rau muống để phòng và chữa một số bệnh thường gặp: giải độc, giảm đường máu, chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da…
Cải thìa: chứa nhiều vitamin A, B, C trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Bạn có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá này hằng ngày vì cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa một số bệnh ngoài da. Hạt cải thìa còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
Cải xanh: thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, axít nicotic… và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Cải xanh có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm: thịt bò, thịt lơn, cua, tôm, mực… để chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh, lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp…
Măng tây: một chén măng tây luộc là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, C và K và folate.
Ngoài ra, măng tay còn chứa hơn 10 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe khác như Kali,
vitamin B, và chất xơ. Hàng thế kỷ trước, cha ông chúng ta thường dùng măng tây để làm sạch ruột và chữa lành tổn thương.
Ớt chuông: có rất nhiều màu sắc, từ màu đỏ, màu vàng đến màu xanh. Chính những màu sắc này mang đến cho ớt chuông nhiều vitamin và khoáng chất. Loại thực phẩm này giàu vitamin A, vitamin C và B6. Nó cũng là nguồn cung cấp molebdenum, chất xơ, mangan và folate.
Bông cải xanh: dồi dào beetacaroten, vitamin A, B9, C... và chứa những thành phần chống oxy hóa cực mạnh. Một bát bông cải xanh luộc cung cấp một số lượng vitamin A, C và K, folate, chất xơ, kali, phốt pho tuyệt vời. Nó cũng giàu sắt, kẽm, vitamin E, vitamin B và hơn 20 chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bông cải xanh có thể ăn sống, luộc hoặc hấp. Dồi dào beetacaroten và chứa những thành phần chống oxy hóa cực mạnh như sulphoraphane, indole, glutathion, quercétine, B-cartone, nhiều gấp đôi các loại vitamin A, B9, C so với cam, rau bina và chanh… Bông cải xanh giúp củng cố hệ miễn nhiễm, ngăn ngừa các bệnh về tim, cải thiện thị lực, ngăn ngừa cảm cúm, viêm phế quản, bệnh Parkinson, lão hóa… Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ giúp lọc gan và chuyển hóa trong ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư tá tràng. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi (28g/100g), magnesium, potassium, phosphor, sắt và axít folic cũng có tác dụng với những ai bị bệnh thiếu máu.
Rau mầm: chia làm hai loại: xanh và trắng được dùng khá phổ biến trong các món salad hoặc xào tái với chút dầu hào. Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axít và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A gấp 4 lần và hàm lượng canxi gắp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn có nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu. Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, rau mầm có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axít và chất xơ cần thiết cho cơ thể.